Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Những ngày này, khắp các cơ sở tự viện liên tục gia tăng công suất các bếp ăn để kịp thời chia sẻ với đội ngũ y tế tuyến đầu phòng chống dịch COVID-19 và bà con khó khăn trong cộng đồng, ở các trung tâm cách ly, khu phong tỏa.

Chung tay làm 15.000 phần cơm dinh dưỡng

Những ngày này, bếp ăn của Hội từ thiện Tường Nguyên ở xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TPHCM) đỏ lửa suốt ngày đêm để chăm lo kịp thời bữa ăn cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và những người dân ở khu phong tỏa, cách ly.

Đại đức Thích Minh Phú, Phó trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM, Trụ trì chùa Tường Nguyên cho biết, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Giáo hội, từ ngày 4/6, Hội từ thiện chùa Tường Nguyên đã tích cực vào bếp, chuẩn bị bữa ăn cho bà con nghèo ở khu cách ly, các y bác sỹ tham gia chống dịch. Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, số lượng phần ăn cũng dần dần được nâng lên. Đến thời điểm này, nhà chùa đã nấu mỗi ngày 15.000 suất ăn với sự chung tay của đội ngũ gần 60 con người làm xuyên suốt ngày đêm.

Nhằm đáp ứng đủ dinh dưỡng phục vụ đội ngũ tuyến đầu chống dịch, các suất ăn được các thành viên bếp chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng. Trong đó, nguồn rau củ quả đảm bảo sạch sẽ, chất lượng, đặc biệt chú trọng khâu an toàn thực phẩm.

Mặt khác, nơi đây còn có sự chung tay của đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp từ các nhà hàng đến phụ nấu cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của các tình nguyện viên.

Ngoài ra, hằng ngày, một nhóm người dân sinh sống xung quanh chùa ở quận 4 cũng xắn tay vào phụ dặm chuẩn bị các suất ăn cho hàng chục nghìn người. Những người này được đưa đi – rước về giữa hai nơi nhằm đảm bảo tránh tiếp xúc với các nguy cơ dịch bệnh ở ngoài cộng đồng.

“Chưa biết cuộc chiến chống dịch này đến bao giờ mới kết thúc. Chúng tôi vẫn sẽ cố gắng thực hiện bằng hết sức lực của mình”, Đại đức Thích Minh Phú khẳng định.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 1
Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 2

Các Phật tử, tình nguyện viên nỗ lực mỗi ngày mang đến hàng chục nghìn phần cơm nghĩa tình.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 3
Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 4

Các phần ăn được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo dinh dưỡng.

Cũng theo trụ trì chùa Tường Nguyên, để đảm bảo không gian an toàn cho mọi người trước tình hình căng thẳng của dịch bệnh, các chư tăng, Phật tử, đầu bếp và tình nguyện viên đã được xét nghiệm COVID-19.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 5
Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 6

Đội ngũ Phật tử, tình nguyện viên hăng hái tham gia công việc.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 7
Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 8

Mỗi người góp một tay với tinh thần đùm bọc, sẻ chia cùng nhau lúc khó khăn.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 9
Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 10

Sư thầy sắp xếp các phần cơm chuẩn bị chia sẻ đến các nơi cần.

Ngoài nấu mỗi ngày hơn 15.000 suất ăn như hiện tại, thời gian qua Hội từ thiện Tường Nguyên đã trao tặng hơn 3.000 phần quà nhu yếu phẩm cho người dân khó khăn với giá trị trên 500.000 đồng/ phần. Khi tình hình dịch bệnh ổn định trở lại, Hội sẽ trao tặng thêm khoảng 2.000-3.000 phần quà nữa cho người dân khu vực cách ly có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài tặng quà, cơm, Hội cũng đến thăm và tặng hàng ngàn bộ đồ bảo hộ, khẩu trang y tế cho các đơn vị gồm: Bệnh viện Phục hồi chức năng quận 8, Bệnh viện Công an Thành phố, Bệnh viện Nhi đồng 2.

Chùa Vĩnh Nghiêm chung tay tiếp sức tuyến đầu

Thượng tọa Thích Thanh Phong, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Từ thiện – xã hội GHPGVN TPHCM, Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho biết trước thực tế ảnh hưởng của dịch bệnh, nhà chùa đã nâng công suất phục vụ bữa ăn lên rất nhiều trong thời gian này.

Theo đó, chùa đảm nhận nấu khoảng 6.000 suất ăn mỗi ngày và sẽ cố gắng duy trì đến hết thời gian giãn cách xã hội tại thành phố. Thượng tọa Thích Thanh Phong cũng cho biết, ngoài chuẩn bị các bữa ăn trong ngày cho các đơn vị tuyến đầu, các khu cách ly tập trung và bà con khó khăn ở các khu phố, thời gian này nhà chùa cũng hỗ trợ thực phẩm cho một số chùa ở các khu vực khác trên địa bàn thành phố nhằm chung tay chia sẻ áp lực ở tuyến đầu chống dịch.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 11
Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 12
Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 13
Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 14
Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 15

Bếp chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) nâng cao công suất thực hiện phần ăn những ngày TPHCM giãn cách xã hội toàn thành.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 16

Thượng tọa Thích Thanh Phong (thứ hai từ trái qua), Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cùng các chư tăng chuẩn bị các suất ăn.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 17
Mỗi suất ăn gửi đến tuyến đầu đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng nhằm chia sẻ với những vất vả, khó khăn của các những nhân viên y tế.

Chung tay vì thành phố

Trước và trong những ngày giãn cách xã hội, quán chay Diệu Không (quận 10) vẫn hoạt động không ngớt để chăm lo, chia sẻ những phần ăn cho bà con nghèo và các lực lượng trực chốt kiểm soát, khu phong tỏa trên địa bàn quận.

Anh Ninh Đức Mạnh, chủ quán chay Diệu Không cho biết, trước Chỉ thị 16, quán chuẩn bị và phát tặng khoảng 100 phần/ ngày dành cho người vô gia cư ở quận 10 và các quận lân cận. Sau khi dịch bùng phát, với sự chung tay cả về vật chất lẫn ủng hộ tinh thần của các Mạnh thường quân, quán tăng công suất hỗ trợ lên từ 300-600 phần/ ngày.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 18

Anh Ninh Đức Mạnh cùng các cộng sự chuẩn bị bữa ăn trưa cho người dân các nơi trên địa bàn quận 10 và những khu vực lân cận.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 19

Trong những ngày giãn cách ảnh hưởng tới bữa ăn của mọi người, quán chay Diệu Không tăng công suất nấu bếp lên trên 300 phần ăn/ buổi để hỗ trợ thêm được nhiều người.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 20

Các suất ăn được chuẩn bị chu đáo trước khi chuyển đến tay người nhận.

“Trong tình trạng dịch bệnh bùng phát mạnh như hiện nay, tôi cũng không nghĩ gì nhiều về những công việc mình đang làm, chỉ cố gắng duy trì công việc cho các anh chị em làm việc ở quán không thể về quê lúc này. Mọi người cùng nhau làm việc thiện nguyện và kêu gọi mọi người chung tay đóng góp nhiều hơn, làm nhiều việc có ích cho thành phố. Sức nhỏ làm việc nhỏ, mình có khả năng tới đâu thì giúp cộng đồng tới đó”, anh Mạnh cho hay.

Bếp yêu thương của các sư thầy

Chùa Giác Tánh (phường 8, Tân Bình, TPHCM) là một trong những ngôi chùa thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện. Ngay khi TPHCM thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19, các sư thầy tại chùa Giác Tánh đã lập "Bếp ăn yêu thương" tự tay nấu các phần cơm và hàng ngày phát vào các điểm phong tỏa giúp người nghèo khó.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 21

Các sư thầy đưa quà hỗ trợ đến vùng phong tỏa

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 22

Đại đức Thích Trí Lực cho biết: "Ngay sau khi thành phố áp dụng giãn cách xã hội, nhà chùa đã nhận thấy nhiều hộ nghèo ở trong các khu nhà trọ, các xóm lao động gặp nhiều khó khăn về lương thực, thực phẩm. Chùa Giác Tánh đã lập ra bếp ăn yêu thương để gửi đến bà con những phần cơm, phần quà giúp mọi người với phương châm: Một nắm khi đói bằng một gói khi no".

Mỗi ngày nhà chùa nấu khoảng 700 phần cơm, chủ yếu phát vào các hẻm phong tỏa gặp khó khăn. Phần còn lại thì dành cho những người khó khăn, cơ nhỡ trên địa bàn quận Tân Bình".

Ngoài ra, mỗi ngày, các vị sư trong chùa đều đến các hẻm nghèo và phân phát hàng trăm phần quà là gạo, mì tôm... mà chùa Giác Tánh nhận được từ các mạnh thường quân và các Phật tử, thông qua chùa để giúp đỡ mọi người.

Bước chân các sư thầy đã đem bếp ăn yêu thương đến với những người bán vé số đang thất nghiệp, những người lượm ve chai, đồng nát, những người cơ nhỡ, khó khăn trong mùa dịch.

Nổi lửa xuyên suốt, bếp chùa gửi tặng hàng chục ngàn phần cơm đến tuyến đầu ảnh 23

Bước chân không mỏi đem bếp ăn yêu thương đến với những người gặp khó khăn trong mùa dịch

Đại đức Thích Trí Lực và sư thầy chùa Giác Tánh cho biết dù công việc vất vả nhưng mọi người đều cố gắng hết sức để giúp đỡ người dân trong lúc khó khăn này.

Nhà chùa cũng gửi lời cảm ơn đến các mạnh thường quân, các Phật tử đã góp lương thực, thực phẩm giúp Bếp ăn yêu thương hoạt động trong nhiều ngày qua, đồng thời gửi lời chúc mọi người an lành trong đại dịch COVID-19, cùng chung tay thực hiện tốt giãn cách xã hội, đẩy lùi đại dịch, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.