Sự thật về những bức tượng bị lãng quên ở Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
Sự thật về những bức tượng bị lãng quên ở Ấn Độ
TPO - Tại ngôi làng Duddeda ở tỉnh Telangana, miền nam Ấn Độ, các nhà sử học nghiệp dư đã vô tình tìm thấy nhiều bức tượng cổ có niên đại khoảng 800 năm của triều đại Kakatiya.

Trong quá trình tham quan tại một ngôi đền địa phương, nhóm các nhà sử học nghiệp dư NTHG đã vô tình phát hiện ra một bộ năm bức tượng tôn giáo bị lãng quên được tập trung gần một bể nước cũ kỹ. Mặc dù có hình dạng cũ nát và xấu xí nhưng các thành viên nhóm NTHG đều thấy được đây là những tác phẩm nghệ thuật được chế tác vô cùng tinh xảo và có giá trị.

Nhà khảo cổ học Nagnticdy thuộc Trung tâm Văn hóa khảo cổ ở bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ đã đến tận nơi kiểm chứng và xác định. Ông cho biết đây là những bức tượng của các vị thần thuộc đạo Hindu. Hai trong số các bức tượng có chạm khắc hình ảnh nữ thần Devi – là vợ của thần Shiva và là hóa thân khuyến thiện của Đại Thiên Nữ Mahadevi. Ba bức tượng còn lại lần lượt là hình ảnh của Chennakesava (Vishnu), Venugopala (Krishna) và Bhairava (con trai của Shiva).

Qua những chi tiết hoa văn trên các bức tượng cho thấy chúng là sản phẩm được tạo ra theo phong cách đặc trưng của nghệ thuật Vương triều Kakatiya. Đây là vương triều cai trị vùng Andhra Pradesh và Telangana, kéo dài từ 1163 – 1323 sau Công nguyên.

Nagnticdy chia sẻ: “Những bức tượng này được tạo ra dưới thời người cai trị cuối cùng của Vương triều Kakatiya, là vua Prataparudra II, người đã lên ngai vàng từ năm 1295 đến năm 1323. Ông là vị vua yêu nghệ thuật và đặc biệt xem trọng tín ngưỡng tôn giáo Hindu. Dưới thời gian trị vì của mình, ông rất chú tâm cho việc phát triển tôn giáo.”

Vương triều Kakatiya được ghi nhận là một trong những vương triều huy hoàng nhất miền nam Ấn Độ. Các vị vua thuộc triều đại này rất chú tâm trong việc phát triển nghệ thuật văn học và tôn giáo. Họ đã chủ động tuyên truyền tiếng Phạn cổ đại trong thời kỳ của mình.

Vào đầu thế kỷ 14, Vương triều Kakatiya đã bị Vương quốc Hồi giáo Delhi xâm lược và tiêu diệt. Đế chế Hồi giáo mở rộng và nhanh chóng càn quét qua tiểu lục địa Ấn Độ. Vua Pratapurada II đã cố gắng chống trả trong vài năm nhưng cuối cùng thất bại dưới tay Sultinate vào năm 1323.

Nhà khảo cổ học Nagnticdy vẫn tiếp tục ở lại ngôi làng, nơi tìm ra các bức tượng để tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hơn về chúng. Ông đang yêu cầu chính phủ Ấn Độ có những biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ những bức tượng có giá trị lịch sử to lớn.

Theo Ancient-origins
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Ngày hội Văn hóa và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất tại Đài Loan (Trung Quốc)

Ngày hội Văn hóa và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất tại Đài Loan (Trung Quốc)

TPO - Ngày 26/8, tại Đài Loan (Trung Quốc) đã diễn ra Ngày hội Văn hoá và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất. Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp Việt - Đài phối hợp với Văn phòng Văn hoá Kinh tế Việt Nam tại Đài Bắc, các doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn, kinh doanh tại Đài Loan (Trung Quốc) và các cơ quan liên quan tại Đài Loan (Trung Quốc) phối hợp tổ chức.
Khi du lịch phát triển quá mức

Khi du lịch phát triển quá mức

TP - Du lịch phát triển quá mạnh mẽ cũng có thể trở thành một vấn đề – và các thành phố lịch sử đang bắt đầu đứng lên chống trả. Nhưng liệu những người dân địa phương có thể ngăn chặn làn sóng du khách đông đúc, ồn ào không?
Một góc làng Baduy Dalam.

Ngôi làng Indonesia muốn cắt bỏ Internet

TP - Cách bốn giờ lái xe khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của thủ đô Jakarta là ngôi làng Baduy Dalam hẻo lánh, nơi những “cạm bẫy” của cuộc sống hiện đại bị xa lánh. Người dân tộc Baduy Dalam từ chối tiền bạc, công nghệ và giáo dục chính quy, đồng thời cũng hạn chế khách du lịch đến thăm và ghi lại cuộc sống của họ.
Người Nhật ngày càng ít ăn cơm

Người Nhật ngày càng ít ăn cơm

TP - Từng là thành phần thiết yếu trong mỗi bữa ăn, món cơm truyền thống đang ngày càng trở nên lép vế so với các đồ ăn khác tiện lợi và rẻ hơn. Vấn đề này báo hiệu tình trạng trên khắp châu Á - vốn là quê hương của lúa gạo.