Sông Sài Gòn đêm Vu lan, rưng rưng những ánh hoa đăng
TPO - Hàng trăm tăng ni, phật tử ở TPHCM thực hiện nghi thức cài hoa hồng, thả hoa đăng trong đại lễ Vu lan 2022 nhằm tưởng nhớ công lao của đấng sinh thành.
Tại chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) hôm nay, có rất đông Phật tử, người dân đến chùa từ sớm để dâng hương và thả hoa đăng xuống sông Sài Gòn, cầu bình an cho cha mẹ, bản thân và gia đình.
Sau khi thực hiện nghi thức cài hoa hồng lên ngực áo, nhiều tăng ni, phật tử xúc động thể hiện tấm lòng hiếu kính đối với các bậc sinh thành. Tại đây bông hồng đỏ sẽ được cài cho những người còn mẹ và bông hồng trắng cho những ai mất mẹ.
Chị Kim Huệ (25 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) chia sẻ: “Việc thực hành lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ sinh thành là cách để tôi và nhiều bạn trẻ bày tỏ tấm lòng, sự biết ơn, tình cảm yêu thương, kính trọng với bậc sinh thành”.
Một trong những điểm nhấn của đại lễ Vu Lan tại chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) chính là nghi thức thả hoa đăng trên sông Sài Gòn. Năm nay chương trình hạn chế số lượng người tham dự là 600 người.
Để đảm bảo an toàn trong buổi lễ, khu vực bến nước trước chùa được bố trí 3 tình nguyện viên nhận và thả hoa đăng. Sau khi kết thúc buổi lễ, nhà chùa sẽ có bộ phận thu gom lại hoa đăng trên sông để bảo vệ môi trường.
Đã có hơn 800 hoa đăng được người dân cùng với các tăng ni phật tử thả xuống sông Sài Gòn kèm theo những lá thư ghi mong ước, nguyện vọng.
Tương tự như chùa Diệu Pháp, ghi nhận của Tiền Phong vào lúc 18h tại các tuyến đường xung quanh khu vực chùa Pháp Hoa (quận 3) và nhiều ngôi chùa khác tại TPHCM có hàng trăm tăng ni, phật tử đổ về chùa chờ đến giờ làm lễ báo hiếu: (Hình ảnh chụp phơi sáng từ flycam).
Lễ Vu Lan, được tổ chức vào ngày Rằm tháng bảy, là một lễ hội của Phật giáo với nội dung chính là tư tưởng đạo hiếu, là dịp bày tỏ sự biết ơn, lòng hiếu thảo với bậc sinh thành. Điều đó khiến lễ Vu Lan trở thành một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt nói riêng và Phật giáo nói chung.
Sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các hoạt động của đại lễ Vu Lan năm nay diễn ra ấm áp và xúc động, là dịp để giáo dục thế hệ trẻ ghi nhớ nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những nghi lễ quan trọng của những người con theo đạo Phật. Ngày Rằm tháng 7 đánh dấu chư tăng kết thúc 3 tháng an cư tỏa sáng công hạnh. Vu Lan báo hiếu, có nguồn gốc từ câu chuyện hiếu lễ của tôn giả Mục Kiền Liên giải cứu mẹ cách đây hơn 2.500 năm
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.
TPO - Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
TPO - Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap và dân vũ của dân tộc Gia Rai cho 25 học viên tại xã Ea Sol, huyện Ea H’leo.
TPO - Các di sản vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt này thuộc các lĩnh vực tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống...
TPO - Từ ngày 1 - 30/6/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động nhân tháng "Ngày hội gia đình" chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
TPO - Trước thực trạng Tây Nguyên thiếu giáo viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhất là người dân tộc thiểu số (DTTS).
TPO - Tượng đài anh hùng dân tộc N’Trang Lơng được xây dựng trên đồi Đắk Nur, trung tâm TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Tượng đài có chiều cao 18,5m, dài 27m, tổng khối lượng hơn 450 tấn. Công trình có tổng vốn đầu tư gần 78 tỷ đồng.