TPO - Sau khi tham dự Đại lễ Vu Lan báo hiếu tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), hàng trăm người đã cùng nhau thả hoa đăng báo hiếu cha mẹ, tưởng nhớ người thân.
TPO - Tháng 7 mùa Vu lan báo hiếu là một trong những dịp người dân mua và đốt vàng mã nhiều nhất. Từng có thời gian người dân lên chùa cũng dâng và đốt vàng mã nhiều vô kể, song giáo lý nhà Phật không có điển tích nào về đốt vàng mã.
TPO - Vỉa hè, lòng đường được người dân phố cổ Hà Thành tận dụng làm nơi sắp mâm, bày lễ, đốt vàng mã khiến con phố đỏ lửa, nghi ngút khói trong ngày cùng Rằm tháng 7.
TPO - “Hàng hóa về chợ tăng nhưng vắng khách mua. Những năm gần đây, các dịp Rằm lớn lại càng vắng khách hàng đến chợ mua sắm” – bà Tâm, tiểu thương kinh doanh trái cây trên đường Trần Quý (quận 5, TPHCM) cho biết.
TPO - Rằm tháng 7 Âm lịch được coi là ngày dành cho người âm. Theo quan niệm của nhiều quốc gia châu Á, mỗi nước có những nghi lễ khác nhau vào dịp này.
TPO - Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ thường hay đi lễ, dâng hương Phủ Tây Hồ vào lúc nửa đêm, rạng sáng để vừa đón được giờ lành vừa đỡ phải chen nhau đông đúc.
TPO - Tối 17/8 (tức 14/7 Âm lịch), chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) đón hàng trăm lượt người dân và du khách thập phương đến dự lễ Vu Lan báo hiếu, một trong những lễ truyền thống được xem trọng nhất của Phật giáo.
TPO - Ngay từ ngày 14/7 Âm lịch, chợ Hàng Bè trên phố Gia Ngư (phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tấp nập người mua sắm chuẩn bị cho mâm cúng Rằm tháng 7.
TPO - Chỉ còn một ngày nữa là đến Rằm tháng 7, chợ hoa tươi đầu mối Quảng Bá (Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) tấp nập người bán kẻ mua. Theo các tiểu thương ở chợ, thời gian này số lượng hoa đưa về chợ tăng gấp 3 lần ngày thường.
TPO - Cửa hàng bán bánh mì gây ngộ độc cho 149 khách hàng có thể bị xử phạt thế nào?; Phó giám đốc nhà thầu chỉ đạo gì trong vụ mìn nổ khiến 2 công nhân thương vong?; Diễn biến vụ Thanh Hằng tố cáo Hoàng Thùy; Con số ấn tượng: 63.458... là những tin chính có trong Tiêu điểm tuần này.
TPO - Vào Rằm tháng 7, người Trung Quốc bày hương án cúng tế ma quỷ, thả đèn trôi sông, nhằm chỉ lối dẫn đường cho các linh hồn, ma quỷ bị chết oan từ nhiều kiếp trước bước qua cầu Nại Hà để đầu thai. Còn ở Việt Nam, quan niệm dân gian cho rằng tháng 7 âm lịch là Địa quan xá tội, tức những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Do đó, người ta bày mâm cúng chúng sinh.
TPO - Phật giáo coi Vu lan báo hiếu là dịp lễ trọng, thể hiện tinh thần báo ân. Dân gian lại quan niệm Rằm tháng 7 bên cạnh lễ tri ân tổ tiên là dịp xá tội vong nhân, nhiều gia đình đều sửa soạn mâm cúng cô hồn.
TPO - Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày cúng rằm tháng 7, nhưng trên phố Hàng Mã, "thủ phủ" vàng mã tại Hà Nội vẫn lác đác người mua mặc cho "nhà lầu, ô tô, hàng hiệu" được bày la liệt.
TPO - Mâm cúng Rằm tháng 7 dâng lên chư Phật gồm những món chay, đảm bảo thanh tịnh và nhằm thể hiện sự kính trọng, tuân theo quy định của nhà Phật. Mâm cúng gia tiên, cúng chúng sinh đều có những quy ước riêng.
TPO - Năm 2024, tháng 7 âm lịch hay theo quan niệm dân gian là tháng cô hồn kéo dài từ ngày 4/8 (Mùng 1) đến hết ngày 2/9 (30 tháng 7 âm lịch). Lễ cúng Rằm tháng 7 gồm cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh (cô hồn). Mỗi lễ cúng có những ngày giờ và cách thức khác nhau.
TPO - Lễ Vu lan của Phật giáo trùng với dịp rằm tháng 7 xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng mà trời đất, âm dương có thể gặp gỡ nhau, nên từ xưa người Việt thường làm lễ cúng chúng sinh.
TPO - “Đây là rằm lớn, năm nào nhà tôi cũng làm mâm cúng ở nhà rồi cùng tới chùa khấn vái, nguyện cầu. Đã cố tình đi giữa chiều lúc trời còn nắng cho bớt đông nhưng người tứ xứ vẫn đổ về nườm nượp”, chị Nguyễn Thị Hường (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) nói.
TP - Rằm tháng Bảy và rằm tháng Giêng là hai dịp lễ trọng của người Việt. Đặc biệt rằm tháng Bảy lại kèm theo lễ xá tội vong nhân với ý nghĩa giải thoát cho các "oan hồn" vất vưởng, cho nên các cách thức cúng càng cầu kỳ.
TPO - Tại phố Hàng Mã nhiều mặt hàng đặc biệt dành cho người "cõi âm" được bày bán rất nhiều vào tháng 7 âm lịch. Trong đó nhiều loại quần áo, túi xách, giày dép được làm theo mẫu và có mang logo của các thương hiệu lớn như: Gucci, Louis Vuitton, Chanel,... với các họa tiết, hoa văn, màu sắc giống y như hàng chính hãng được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng.
TPO - Để có mâm cỗ ngày rằm tháng Bảy tươm tất, nhiều gia đình ở Nghệ An đã đặt các cỗ xôi, gà cúng đẹp mắt khiến các cơ sở dịch vụ nhận làm luôn trong tình trạng “cháy hàng”.
TPO - Tháng 7 âm lịch vừa được gọi là "tháng cô hồn" còn là mùa báo hiếu. Nhiều chị em nhân dịp này đã chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất, bắt mắt vừa để dâng lên gia tiên bày tỏ lòng thành, báo hiếu đối với đấng sinh thành.
TPO - Cận kề ngày rằm tháng 7, khu vực làng Xuân Am (xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên, Nghệ An) lại tất bật làm vàng mã, dán ngựa để bán cho khách và người dân. Ngoài việc mua về làm lễ tổ tiên, nhiều du khách cũng chọn dịp này để đi lễ đền nên nhu cầu khá lớn.
TPO - Cùng với mâm cúng lễ Vu lan truyền thống, chị Nguyễn Phương Thảo (Long Biên, Hà Nội) còn làm 3 mâm cỗ gồm hoa mẫu đơn, mâm quả thị và mâm xôi bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc sinh thành, ông bà, tổ tiên đã khuất. Mâm cỗ đơn giản nhưng cách bài trí gọn gàng và đẹp mắt, thể hiện sự thành tâm của người con trong mùa Vu lan báo hiếu.
TPO - Việc cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ ngày 2/7 đến trước 12h ngày 15/7 âm lịch, tức từ ngày 17/8 đến ngày 30/8 dương lịch. Theo quan niệm dân gian, ngày rằm tháng 7 được coi là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa”, nên "người âm" sẽ rất khó để “trở về” hay không thể nhận được đồ thờ cúng.
TPO - Những ngày cận Rằm tháng Bảy, “thủ phủ vàng mã” miền Bắc (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) ế ẩm hàng truyền thống. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm vàng mã giống đồ thật như gậy golf, xe sang, váy áo hàng hiệu... vẫn được khách hàng ưa chuộng.
TPO - Tối 26/8, UBND quận Đồ Sơn (TP Hải Phòng) tổ chức Lễ dâng hương, cầu siêu tri ân và tưởng nhớ sự hy sinh anh dũng của những chiến sỹ tàu không số tại Bến K15.