Lâm Đồng đối thoại những vấn đề cấp thiết của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Để thực hiện bình đẳng giới, Hội Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức đối thoại với ban ngành chức năng về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, suy dinh dưỡng trẻ em… ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lâm Đồng đối thoại những vấn đề cấp thiết của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

Phụ nữ xã Gia Bắc đối thoại về bình đẳng giới

Đối thoại chính sách

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp với huyện Di Linh tổ chức hội nghị đối thoại chính sách với chủ đề “Phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, suy dinh dưỡng trẻ em” tại xã Gia Bắc.

Đây là xã vùng sâu vùng xa của huyện Di Linh với 98% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người K’Ho; 4/5 thôn thuộc thôn đặc biệt khó khăn; toàn xã còn 121 hộ nghèo, chiếm 14,8%.

Gia Bắc là một trong những xã điểm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Tại hội nghị tổ chức ngày 31/8, các hội viên phụ nữ xã Gia Bắc đối thoại với cấp ủy, chính quyền địa phương về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; còn các học sinh trường TH-THCS Gia Bắc đặt câu hỏi về chế độ dinh dưỡng để hạn chế suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Theo UBND xã Gia Bắc, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế nên xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em và chất lượng dân số; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi ở mức cao, các vụ bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra

Bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng nhận định cuộc đối thoại này nhằm tạo cơ hội và điều kiện để phụ nữ bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp. Qua đó, giúp các cấp Hội kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của phụ nữ; góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của chị em vào sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền và vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội.

Từ đó, hội viên phụ nữ tiếp tục có những thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng; góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Phát biểu tại hội nghị, bà Ánh Tuyết nhấn mạnh, để các hoạt động của Dự án 8 triển khai thực hiện có hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành liên quan, các địa phương và Hội LHPN cùng cấp.

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh mong muốn cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát đánh giá việc thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương; phối hợp với Hội LHPN các cấp tổ chức các hoạt động vận động chính sách thông qua kết quả, tác động từ Dự án 8; chủ động phát hiện các vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn để có những giải pháp giải quyết kịp thời.

Nhiều hoạt động thiết thực khác

Hội phụ nữ tỉnh Lâm Đồng cũng đã tập huấn và ra mắt câu lạc bộ điểm “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Trường TH - THCS Gia Bắc với 30 thành viên.

Về phía UBND huyện Di Linh, Phó chủ tịch Vũ Đức Nhuần cho rằng tình trạng phân biệt đối xử, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội… đã ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển bền vững của một số gia đình mà người chịu thiệt thòi nhất đa phần là phụ nữ. Do đó, huyện rất chú trọng triển khai Dự án 8 trên địa bàn.

Hội LHPN huyện Di Linh đã hướng dẫn thành lập và hỗ trợ loa để vận hành các tổ truyền thông cộng đồng. Những tổ này đã tổ chức nhiều cuộc truyền thông tuyên truyền kiến thức về giới; xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống cho phụ nữ và trẻ em, phòng chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, phòng chống buôn bán người; tư vấn các kiến thức về nuôi dạy con khỏe…

Huyện Di Linh còn thành lập những địa chỉ tin cậy cộng đồng để nhận diện các hình thức bạo lực gia đình; qua đó phát hiện, lên tiếng, hỗ trợ người bị bạo lực tại cộng đồng.

Cho rằng một trong những biện pháp quan trọng khác để nâng cao vị thế của phụ nữ là làm kinh tế giỏi, có thu nhập ổn định, Hội LHPN Di Linh tổ chức hội thảo “Nâng cao vị thế quyền năng kinh tế cho hội viên phụ nữ” với 60 đại biểu tham gia. Đồng thời, Hội mở lớp nâng cao kỹ năng ứng dụng Facebook để kinh doanh cho 30 chị là hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số.

Bà K’Nhai tâm sự trước kia cuộc sống gia đình rất khó khăn, nhà nghèo, con đông nên lũ trẻ thiếu ăn, bệnh tật, còi cọc. Thời gian gần đây, gia đình bà được chính quyền và Hội LHPN cho vay vốn, bày cách làm ăn nên không còn thiếu đói nữa, con cái khỏe mạnh, được đi học. Chồng cũng bớt uống rượu, thôi đánh chửi vợ con.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.