Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị
TPO - Ngày 9/11, Ủy ban Dân tộc và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội nghị Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp ý dự thảo hướng dẫn thực hiện Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em” (Dự án số 8).

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh và Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) Bùi Thị Hòa đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị trực tuyến được kết nối tại 51 điểm cầu với sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các cấp hội phụ nữ ở cơ sở, Ban Dân tộc 21 tỉnh/thành phố và đại diện một số xã khu vực biên giới. Cùng sự tham dự của đại diện UNWomen, Care, Đại sứ quán Ai len tại Việt Nam và một số tổ chức quốc tế.

Khai mạc Hội nghị, bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, đây là Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đầu tiên mà Hội được tham gia với tư cách là chủ đầu tư 1 dự án độc lập. Điều này được thể hiện một cách sinh động qua quá trình vận động chính sách, chỉ ra những vấn đề cấp bách của bình đẳng giới, những vấn đề của phụ nữ và trẻ em mà Hội LHPN Việt Nam tham gia vận động từ trước đến nay; thể hiện sự quan tâm đồng hành của UBDT đối với Hội LHPN Việt Nam. Với vai trò của mình, Hội LHPN Việt Nam mong muốn thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành của các cấp, các ngành, địa phương để cùng nhau triển khai thành công Dự án số 8.

Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 1
Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Bùi Thị Hòa phát biểu tại Hội nghị.

Hội nghị đã được nghe ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG trình bày Dự án số 8. Theo đó, mục tiêu chung của Dự án 8 là nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới cho đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người DTTS trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn, lấy chồng nước ngoài trở về, người khuyết tật.

Một số kết quả chính của Dự án 8 đến năm 2025 là: Thành lập và duy trì hoạt động 9.000 tổ truyền thông cộng đồng; thành lập mới 6.750 nhóm tiết kiệm cho vay tự quản; 1.800 tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản đang hoạt động chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình Nhóm tiết kiệm cho vay tự quản; 500 tổ nhóm sinh kế do phụ nữ lãnh đạo hoặc các cơ sở sản xuất do phụ nữ làm chủ,đồng làm chủ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường; 500 địa chỉ an toàn được củng cố trên cơ sở mô hình địa chỉ tin cậy hiện có và thành lập mới 500 địa chỉ ở cộng đồng…

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu bày tỏ đồng tình với dự thảo hướng dẫn thực hiện Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Một số ý kiến cho rằng: Hội LHPN Việt Nam cần rà soát lại về kết cấu, nội dung của dự thảo hướng dẫn; bổ sung hướng dẫn chi tiết gắn với từng địa phương, từng đơn vị chủ trì; UBDT cần phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thêm các Hội nghị xin ý kiến thực hiện các dự án trong Chương trình MTQG…

Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 2
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng dự thảo hướng dẫn thực hiện Dự án số 8 của Hội LHPN Việt Nam; cũng như các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các địa phương vào dự thảo này.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh đề nghị trong thời gian tới, Hội LHPN Việt Nam cấp cơ sở cần tích cực phối hợp với Ban Dân tộc các tỉnh để triển khai công tác tham mưu cũng như thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Dự án số 8; Phát huy dân chủ tại địa phương, bảo đảm phân cấp, phân quyền để các nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả; các địa phương tiếp tục gửi ý kiến đóng góp về Hội LHPN Việt Nam để hoàn thiện dự thảo hướng dẫn…

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh nhấn mạnh: “Công tác phối hợp liên ngành được triển khai đồng bộ sẽ góp phần thúc đẩy Chương trình MTQG được triển khai nhanh hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới".

Theo Cổng thông tin Ủy ban Dân tộc
MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Có một người mẹ Rục như thế...

Có một người mẹ Rục như thế...

TP - Năm 2006, chồng của bà Hồ Thị Pấy qua đời, để lại 8 đứa con nheo nhóc, đứa lớn 12 tuổi, đứa út mới 8 tháng tuổi. Thời điểm ấy, cả tộc người Rục đang chìm trong đói rét và mông muội, nhưng người phụ nữ ấy đã không gục ngã, bà đã vượt qua tất cả để nuôi những đứa con trưởng thành bằng con đường ăn học.