‘Vũ điệu kết đoàn’ – vũ điệu gìn giữ, kết nối văn hóa các dân tộc

0:00 / 0:00
0:00
TPO - “Vũ điệu kết đoàn” là một sản phẩm có ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa của 12 dân tộc cư trú tại tỉnh Sơn La và sự giao thoa văn hóa với các dân tộc khác trong vùng Tây Bắc do đồng chí Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội sáng tác.

Tối 8/11 tại Nhà Quốc hội đã diễn ra Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho tác phẩm “Vũ điệu kết đoàn” của đồng chí Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội.

Phát biểu tại buổi lễ, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết: "Muốn hòa nhập cộng đồng, muốn tham gia các nội dung liên quan đến hoạt động chính sách thì cái đầu tiên cần phải hoà nhập chính là bản sắc văn hóa. Chính vì vậy, khi được phân công làm công tác dân tộc, tôi đã nỗ lực, cố gắng và dày công nghiên cứu để làm nên một tác phẩm mang tính đoàn kết dân tộc".

‘Vũ điệu kết đoàn’ – vũ điệu gìn giữ, kết nối văn hóa các dân tộc ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho tác phẩm “Vũ điệu kết đoàn” của đồng chí Tòng Thị Phóng - Ảnh: TTXVN

Được biết, đồng chí Tòng Thị Phóng đã dày công nghiên cứu, xem xét 16 điệu múa xòe của người Thái để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật mang đậm tính đoàn kết. Đây không chỉ đơn thuần là một công trình nghệ thuật mà cao hơn, từ tác phẩm nghệ thuật đó, một khối đại đoàn kết được đúc rút cho toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công.

“Vũ điệu kết đoàn” là một sản phẩm có ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa của 12 dân tộc cư trú tại tỉnh Sơn La và sự giao thoa văn hóa với các dân tộc khác trong vùng Tây Bắc. Đây cũng là một thông điệp hiệu triệu đoàn kết các dân tộc và chắc chắn rằng vũ điệu sẽ được lan tỏa trong cộng đồng các dân tộc, được công chúng đón nhận.

Hội đồng Dân tộc đánh giá cao về sự đóng góp của đồng chí Tòng Thị Phóng, coi đây là một việc làm thiết thực, ý nghĩa.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành văn hóa, thể thao và du lịch và những người đam mê nghệ thuật đã cùng chính quyền các cấp sưu tầm, biên soạn, phát huy những giá trị nghệ thuật để lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc của Việt Nam trong lòng cộng đồng 54 dân tộc anh em. Có thể khẳng định, văn hóa các dân tộc đã góp phần vào việc giáo dục chân-thiện-mỹ cho nhân dân, quan trọng hơn là thông qua đó đã thực hiện được đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước là phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

‘Vũ điệu kết đoàn’ của tác giả Tòng Thị Phóng do tập thể diễn viên nhà hát ca múa nhạc tỉnh Sơn La thể hiện

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.