Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị 4 loại hình nghệ thuật truyền thống

0:00 / 0:00
0:00
Nghệ thuật múa rối nước
Nghệ thuật múa rối nước
TPO - Hà Nội sẽ gìn giữ và phát huy giá trị các loại hình ca kịch truyền thống của Thủ đô, trong đó tập trung vào 4 loại hình chính là: Nghệ thuật chèo, cải lương, múa rối và kịch.

Đây là những nội dung nêu tại kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Kế hoạch tập trung vào 8 nội dung để bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống Thủ đô trong giai đoạn tới nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp và nhân dân thành phố, nhất là thế hệ trẻ Thủ đô trong nhiệm vụ bảo tồn, phát triển nghệ thuật ca kịch truyền thống.

Theo đó, song song công tác tuyên truyền về 4 loại hình nghệ thuật trên; sưu tầm và xây dựng danh mục các loại hình nghệ thuật ca kịch truyền thống chuyên nghiệp và không chuyên, các sở, ngành thành phố được giao triển khai thực hiện việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống sẽ tập trung phục dựng một số vở diễn cổ, trích đoạn, làn điệu tiêu biểu thuộc loại hình nghệ thuật: Chèo, cải lương, múa rối, kịch để lưu trữ, trưng bày, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thành phố cũng sẽ ưu tiên nghiên cứu, đưa nghệ thuật ca kịch truyền thống vào các hoạt động dịch vụ du lịch để phục vụ du khách, giới thiệu, quảng bá các loại hình nghệ thuật truyền thống của Thủ đô tới bạn bè quốc tế. Đầu tư kinh phí sưu tầm, tư liệu hóa, in ấn, phát hành nhằm lưu giữ các tài liệu, nhạc cụ, vở diễn cổ, tích trò, đoạn trích đặc sắc.

Để tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ trên, thành phố cũng sẽ bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp: Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Múa rối Thăng Long. Căn cứ vào loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, các địa phương trên địa bàn thành phố chủ động xây dựng dự toán kinh phí, lộ trình, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, con người, hỗ trợ nghệ nhân mở lớp đào tạo, truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Bên cạnh việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện cho họ phát huy tài năng, gắn bó và cống hiến lâu dài với Thủ đô, thành phố cũng chỉ đạo tích cực tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật nêu trên phục vụ công chúng Thủ đô…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.