Lễ 'khai bươn' kỳ công của người Tày

0:00 / 0:00
0:00
Thầy Tào có vai trò quan trọng trong lễ cúng đầy tháng cho trẻ của người Tày. Ảnh: Báo Tuyên Quang
Thầy Tào có vai trò quan trọng trong lễ cúng đầy tháng cho trẻ của người Tày. Ảnh: Báo Tuyên Quang
TPO - Lễ đầy tháng, tiếng Tày gọi là lễ “khai bươn” là lễ mừng đứa trẻ tròn 1 tháng tuổi. Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong vòng đời của một đứa trẻ người Tày.

Theo phong tục, ngày đầy tháng của con cháu, gia đình nào cũng phải mời thầy Tào (thầy cúng) đến làm lễ và đặt tên cho cháu bé. Thầy Tào là người am hiểu văn hóa, phong tục tập quán địa phương, học rộng, biết nhiều, là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Khi tiến hành làm lễ, trước cửa nhà thường treo một vật như thanh củi cháy dở để tượng trưng cho bé trai, còn một nhánh cây ráy có nghĩa là bé gái, khách mời đến dựa vào đó có thể nhận biết. Các khách đến dự lễ thường mang theo các lễ vật gồm: gà mái tơ, gạo nếp thơm, cái võng được làm từ cây tre, cái địu thổ cẩm.

Người Tày quan niệm, những người có khả năng ban con cái cho các cặp vợ chồng ở trần gian được gọi là các bà mụ thường hay trú ngụ ở “cửa mụ”. Chính vì vậy, khi thầy Tào vào cửa mụ phải dâng lễ vật của gia đình lên các bà mụ để tạ ơn và xin bà mụ đặt tên cho đứa bé.

Đứa bé sau khi đã đặt tên, có người địu đi ra ngõ “bán dại, mua may” sẽ được công nhận là một thành viên mới của gia đình và dòng họ. Bà ngoại lấy chiếc thổ cẩm và địu cháu bé lên lưng, mang theo một túi bánh “coóc mò” ra ngoài ngõ để “khai eng” (bán cái bé để mua cái lớn). Lúc này, bất kỳ gặp ai bà ngoại cũng bán cho một hoặc hai chiếc bánh “coóc mò”. Người nào nhận bánh sẽ phải rút tiền trả.

Đây là cuộc mua bán giả vờ theo phong tục xa xưa. Sau màn “khai eng”, đứa bé được công nhận là một thành viên chính thức của xóm làng. Sau lễ đầy tháng, đứa bé mới được ra ngoài, hay được về ông bà ngoại chơi. Người mẹ cũng chính thức hết thời gian ở cữ.

Bánh “coóc mò”, hay còn gọi là bánh sừng bò được làm từ gạo nếp là một loại bánh không thể thiếu trong lễ “khai bươn” của người dân tộc Tày. Theo tục lệ của đồng bào nơi đây, mỗi khách mời đến dự lễ đầy đầy tháng khi ra về đều được gia chủ cho 3 cái bánh “coóc mò” để làm quà.

Trước ngày lễ, các chị em phụ nữ đã ngâm gạo nếp và đem gạo nếp đãi cho sạch rồi gói bánh “coóc mò” bằng lá chuối, người ta tước lá to cỡ ba ngón tay cuộn thành hình phễu và đổ gạo vào gói. Bánh “coóc mò” được làm khá công phu, phải gói chặt tay, lạt chẻ thật mỏng. Buộc bánh cũng đòi hỏi phải khéo léo. Nếu buộc lỏng nước vào làm cho bánh bị nhão; nếu buộc chặt quá bánh sẽ khó chín và bị sượng. Khi bánh chín hương vị gạo nếp thơm, ngon và dẻo.

Lễ đầy tháng là phong tục từ lâu đời của dân tộc Tày và vẫn còn duy trì đến ngày nay. Đây không đơn thuần là nghi lễ đầy tháng, đặt tên cho đứa trẻ mà còn mang giá trị nhân văn cao đẹp, thể hiện trách nhiệm của gia đình, anh em dòng tộc và cả cộng đồng trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Thông qua đó tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó trong mỗi gia đình, bản làng.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.