Độc đáo tục 'bắt' chồng lúc nửa đêm của sơn nữ K'Ho

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Người K'ho theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ hoàn toàn chủ động việc tìm chồng, cưới xin.

Từ tháng giêng đến tháng tư, là khoảng thời gian các thiếu nữ K’Ho xúng xính váy áo, sắm sửa du xuân để tìm chồng. Sau vài bận gặp gỡ bạn bè, nếu “ưng bụng” một chàng trai nào đó, người con gái sẽ về nhà đòi cha mẹ đến nhà chàng trai đó đặt vấn đề “bắt chồng”.

Hôn lễ được tiến hành qua hai giai đoạn là lễ hỏi và lễ cưới. Lễ hỏi diễn ra ở nhà trai và thường tổ chức vào ban đêm vì nhà gái muốn tránh bị dân làng gièm pha nếu việc “bắt chồng” không thành. Lễ vật trong đám hỏi gồm 2 vòng đồng, gà, rượu cần, xôi nếp …

Độc đáo tục 'bắt' chồng lúc nửa đêm của sơn nữ K'Ho ảnh 1

Nhà trai kiểm tra lễ vật thách cưới.

Độc đáo tục 'bắt' chồng lúc nửa đêm của sơn nữ K'Ho ảnh 2
Cô gái K'Ho đeo vòng đồng cho chàng trai

Khi người con gái đến dạm hỏi, nếu đồng ý, nhà trai sẽ đưa ra một mức giá thách cưới và nhà gái phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà trai. Lễ vật thách cưới gồm trâu, chiêng quý (Ma-la), ché cổ (Sơn-tồ). Ngoài ra còn có heo, gà, chuỗi hạt cườm, quần áo và khăn dệt thổ cẩm…

Nếu nhà trai thách cưới quá cao thì nhà gái xin khất nợ và sẽ trả sau đám cưới. Có những gia đình quá nghèo nên phải nhiều năm sau mới trả đủ lễ vật thách cưới.

Sau khi định ngày, nhà gái mang của hồi môn tới nhà trai và đón rể. Lễ cưới thường kéo dài một ngày một đêm, do ông cậu lớn nhất trong gia đình nhà gái hoặc già làng đứng ra tổ chức.

Lễ cưới diễn ra tưng bừng trong tiếng chiêng huyễn hoặc của các chàng trai và những điệu xoang nhịp nhàng, uyển chuyển của các sơn nữ với những bài chiêng mời quan khách, đâm trâu, độc tấu chiêng đôi…

Theo quan niệm của người K’Ho, sau khi kết hôn, phụ nữ là trụ cột trong gia đình và nắm quyền quyết định mọi việc. Tổ chức gia đình người K’Ho theo chế độ mẫu hệ, con cái tính theo dòng họ mẹ và con gái là người thừa kế...

Người K’Ho sống chủ yếu ở cao nguyên Lang Bian, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Dân tộc K’Ho còn có tên gọi khác là Cơ Ho, Cờ Ho, Kơ Ho... Là dân tộc với tập quán sống du canh du cư nên trong quá trình phát triển đã dần hình thành các nhánh K’Ho địa phương như: K’Ho Srê, K’Ho Lạch, K’Ho Chil, K’Ho Nộp (Tu Nốp), K’Ho Dòn... Người K’Ho nói tiếng K’Ho, ngôn ngữ thuộc ngữ chi Ba Na (Bahnaric), thuộc ngữ hệ Nam Á.

Theo truyền thống từ xưa, người K’Ho sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra còn săn bắt hái lượm, về sau phát triển thêm nghề thủ công như rèn, đan lát, dệt vải...

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.