Những món ăn Tây Nguyên ngon lạ qua bàn tay cô gái Êđê

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Không chỉ ấn tượng với con người, cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nhiều du khách thổ lộ rất thích và nhớ vị chua, đắng, cay xè chỉ có ở những món ăn Tây Nguyên. Mới đây, H’Ruen Niê - cô gái Êđê trổ tài nấu nướng một loạt món ăn đặc sản, nhìn vào ai cũng thèm thuồng, nhờ chia sẻ bí quyết.

H’Ruen sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân tại buôn Mấp, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk. Từ nhỏ, H’Ruen đã thích nấu ăn. Mỗi lần bà, mẹ vào bếp, H’Ruen xung phong phụ giúp, rồi được dạy cách chế biến món ăn. Từ đó, H’Ruen “làm bạn” với gian bếp nhỏ, biến những loại rau củ quả cây nhà lá vườn thành những món ăn đậm chất truyền thống.

Những món ăn Tây Nguyên ngon lạ qua bàn tay cô gái Êđê ảnh 1

Cô gái Êđê H’Ruen

Ngoài những món ăn quen thuộc được bà, mẹ chỉ dạy, H’Ruen còn tìm hiểu thêm các món ăn, cách chế biến khác để bổ sung vào “bộ sưu tập” món ăn buôn làng. Mỗi khi nấu xong, H’Ruen hay chia sẻ lên trang facebook cá nhân. Không ngờ, nhiều người yêu thích, nhờ H’Ruen nấu giúp. Trong tâm trí H’Ruen nảy ra ý tưởng lưu giữ, giới thiệu đặc sản buôn làng cho nhiều người cùng biết. Cô quyết định kinh doanh online bằng những món ăn truyền thống của người Êđê.

Những món ăn Tây Nguyên ngon lạ qua bàn tay cô gái Êđê ảnh 2

Nguyên liệu nấu món vếch bò

H’Ruen cho biết, món ăn truyền thống có hương vị đặc trưng riêng khi tổng hòa các vị cay, chua, đắng. Món ăn rất đa dạng, phong phú được chế biến từ đơn giản đến cầu kỳ. Ví như chỉ cần 1 quả đu đủ nhỏ hơi ửng vàng được bào mỏng, kết hợp muối kiến vàng, lá é, ít muối và thật nhiều ớt giã cùng với nhau rồi vắt thêm chanh sẽ cho ra món đu đủ giã có vị chua chua, cay cay, ăn giòn ngọt.

Những món ăn Tây Nguyên ngon lạ qua bàn tay cô gái Êđê ảnh 3

Nhiều nguyên liệu là rau củ quả có sẵn trong vườn

Hầu hết các nguyên liệu có sẵn trong vườn như: Cà đắng, lá môn, lá mì, sả, ớt xanh… Tùy vào khả năng biến tấu của người nấu, 1 nguyên liệu cũng có thể cho ra nhiều món khác nhau như: Canh cà đắng, gỏi cà đắng, cà đắng giã… H’Ruen chia sẻ, vẫn tiếp tục sưu tầm thêm nhiều món ăn ngon, dân dã để gìn giữ cũng như chia sẻ cho nhiều người biết đến văn hóa ẩm thực của người Êđê nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Dưới đây là những món ăn dân dã, đậm chất Tây Nguyên do chính cô gái Êđê trổ tài:

Những món ăn Tây Nguyên ngon lạ qua bàn tay cô gái Êđê ảnh 4

Cá rô phi nấu kiến vàng

Những món ăn Tây Nguyên ngon lạ qua bàn tay cô gái Êđê ảnh 5

Cá suối om lá chuối

Những món ăn Tây Nguyên ngon lạ qua bàn tay cô gái Êđê ảnh 6

Món núc nác xào cá hấp

Những món ăn Tây Nguyên ngon lạ qua bàn tay cô gái Êđê ảnh 7

Món đu đủ giã

Những món ăn Tây Nguyên ngon lạ qua bàn tay cô gái Êđê ảnh 8

Canh cà đắng

Những món ăn Tây Nguyên ngon lạ qua bàn tay cô gái Êđê ảnh 9
MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.