TPO - "Cần phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống. Tạo mọi điều kiện nâng cao mức thụ hưởng và tham gia hoạt động sáng tạo văn hoá của nhân dân. Kết hợp hài hoà việc bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững", Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh.
TPO - Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.
TPO - Ngoài các chương trình triển khai theo kế hoạch của Hội đồng đội huyện, Liên đội Trường PTDT Nội Trú THCS huyện Lắk thành lập một câu lạc bộ đội chiêng trẻ. Hằng năm phối kết hợp với nhà văn hoá huyện truyền dạy các lớp cồng chiêng cho các em.
TP - Vì có lối sống, tình yêu đặc biệt với núi rừng Tây Nguyên mà chàng trai Jrai 21 tuổi R’Cơm Bus có một thân thể rắn chắc, khoẻ mạnh được ví như Tarzan. “Tarzan” của Tây Nguyên còn thành thạo hơn 10 loại nhạc cụ dân tộc, mở lớp dạy học đánh cồng chiêng nhằm trao truyền, giữ gìn văn hoá dân tộc cho lớp trẻ làng Pleiku Roh.
TPO - Chiều 1/9, Chương trình nghệ thuật thời trang các dân tộc Tây Nguyên được UBND thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) tổ chức tại Không gian thiên đường Tây Nguyên ven hồ Xuân Hương.
TPO - Sau khi tốt nghiệp ra trường, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk tự nguyện về công tác tại những vùng khó khăn, mong muốn đóng góp công sức để xây dựng và bảo vệ quê hương, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con nơi đây.
TP - Ở đại ngàn Tây Nguyên, nhiều nơi vẫn còn những khoảng tối, nó âm ỉ tàn phá các buôn, làm xác xơ các bản. Đó là rượu, đông con, tín dụng đen, thanh niên đua đòi bắt cha mẹ bán đất mua xe máy xịn… Đáng lo hơn là vấn nạn trên đang trở thành điều hiển nhiên ở các bản làng. Đây là bài toán khó thách thức nhà chức trách từ địa phương tới trung ương. Nếu không hành động sớm, hệ lụy sẽ rất khó lường.
TP - Từ bỏ công việc ổn định ở nước ngoài với mức lương nhiều bạn trẻ mơ ước, anh K’Jona trở về Lâm Đồng với khát vọng kết hợp thổ cẩm với các chất liệu vải khác nhau để tạo nên những trang phục ấn tượng, mở hướng đi mới cho nghề dệt của dân tộc mình.
TP - Mỗi đêm thứ Bảy hàng tuần, ở góc rừng thông thuộc Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku, Gia Lai) tiếng cồng chiêng vang vọng cùng nhịp xoang, tay nắm tay. Không chỉ là điểm hẹn phục vụ du khách, mà sau mỗi đêm như vậy các nghệ nhân nghèo có thêm kinh phí để trang trải cuộc sống. Phát triển chính là cách hiệu quả nhất để hiện thực việc bảo tồn cồng chiêng.
TPO - Kiến trúc cơ bản của nhà thờ Đạ Tông là sự kết hợp hài hòa giữa nhà rông và nhà dài của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên như K’Ho, M’Nông… tạo nên nét đẹp tự nhiên, gần gũi giữa khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình.
TPO - Chiều 15/7, tại thác Dray Nur (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk), Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp Ban Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức chương trình thời trang nghệ thuật thổ cẩm các dân tộc tại Đắk Lắk mang tên 'Ban Mê ơi!'.
TPO - Tượng đài anh hùng dân tộc N’Trang Lơng được xây dựng trên đồi Đắk Nur, trung tâm TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Tượng đài có chiều cao 18,5m, dài 27m, tổng khối lượng hơn 450 tấn. Công trình có tổng vốn đầu tư gần 78 tỷ đồng.
TPO - Tộc người K’Ho Srê vừa tổ chức lễ hội mừng lúa mới, báo hiệu mùa màng đã thu hoạch xong, còn các tộc người khác ở Tây Nguyên cũng đang tất bật dựng cây nêu, ủ rượu cần cho lễ hội long trọng này. Mỗi buôn làng chọn một vài ngày thích hợp để mở hội trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm nay cho đến tháng 1 năm sau.
TP - Hơn nửa thế kỷ qua, giữa thủ phủ cà phê nhộn nhịp, nghệ nhân Y Mip Ayun vẫn trầm lắng mải mê thổi vào nhạc cụ dân tộc bằng tình yêu, lòng đam mê. Ông đã cống hiến cả tuổi trẻ, góp công đầu đưa âm hưởng, linh hồn của âm nhạc Tây Nguyên đến với bạn bè quốc tế. Mỗi ngày, bắt đầu từ những việc nhỏ, ông bền bỉ nhen nhóm ngọn lửa đam mê của mình cho thế hệ trẻ.
TPO - Việc sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên còn tự phát theo phong trào, chưa đáp ứng được yêu cầu nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nguồn nước ngầm có nguy cơ suy giảm do khai thác quá mức…
TPO - Lễ bỏ mả (pơ thi) là nghi lễ quan trọng của đồng bào Gia Rai. Lễ được tổ chức với mục đích đưa tiễn các linh hồn về với cội nguồn, bắt đầu vòng luân hồi mới, tách biệt giữa người sống với người chết.
TPO - Khi các đồi cỏ trên cao nguyên Lang Biang đồng loạt nở hoa hồng rực cũng là lúc các chàng trai người Lạch, tộc người cưỡi ngựa giỏi nhất Tây Nguyên, bay bổng với những cuộc đua ngựa không yên kỳ thú.
TPO - Hơn 3 năm trước, anh Nguyễn Tấn Lực (42 tuổi) có công việc ổn định tại một doanh nghiệp lớn ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nhưng sau một lần bị thu hút bởi ly cà phê chồn, anh Lực đưa vợ con lên Đắk Nông, mua đất xây dựng trang trại sản xuất cà phê chồn.
TP - Người phụ nữ dân tộc Tày ấy đã mang món đặc sản từ Cao Bằng vào Đắk Lắk lập nghiệp. Bà tự hào giới thiệu món bánh cuốn tới thực khách như một nét văn hóa. Sự khác biệt của bánh cuốn Cao Bằng là hương vị lạ, hấp dẫn nằm ở nước canh ăn cùng bánh.
TPO - Thu hoạch xong mùa màng, người dân Tây Nguyên bắt đầu mở hội. Đây là dịp để người dân quây quần bên nhau sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống, thắt chặt tình đoàn kết.
TPO - Vừa qua, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội thảo khoa học: “Quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Tây Nguyên: Xu hướng biến đổi và định hướng chính sách”.
TPO - Đồng bào Tây Nguyên xem chóe như “báu vật”. Chóe hiện hữu trong mỗi nếp nhà của đồng bào Tây Nguyên. Chóe có mặt trong các dịp lễ hội. Chóe ấp ủ men say núi rừng cho rượu cần.
TPO - Trước tình trạng những hủ tục lạc hậu trong cưới xin tồn tại dai dẳng trong các buôn làng, đẩy không biết bao nhiêu nam nữ thanh niên vào bi kịch, Hội phụ nữ tỉnh Lâm Đồng đã có những biện pháp giúp nhiều đôi trai gái.
TP - Trong đời sống của đồng bào bản địa Tây Nguyên, các loại muối chấm đã làm nên hương vị độc đáo và riêng biệt cho từng món ăn. Muối còn là lễ vật cúng trong các lễ hội.
TPO - Mỗi khi thóc đầy bồ, lúa đầy kho, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên lại tổ chức lễ mừng lúa mới; đây là nghi lễ thiêng liêng, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhằm tôn vinh hạt thóc mà thần linh ban tặng.
TPO - Là loài hoa của nắng, dã quỳ sống giữa đại ngàn, chẳng ai trồng, cũng không ai vun bón, nhưng vẫn tự tin vươn mình khoe sắc. Loài hoa này thu hút bao ánh nhìn và níu chân lữ khách đi đường.
TPO - Không chỉ ấn tượng với con người, cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nhiều du khách thổ lộ rất thích và nhớ vị chua, đắng, cay xè chỉ có ở những món ăn Tây Nguyên. Mới đây, H’Ruen Niê - cô gái Êđê trổ tài nấu nướng một loạt món ăn đặc sản, nhìn vào ai cũng thèm thuồng, nhờ chia sẻ bí quyết.
TP - Sau những trăn trở ở thủ phủ cà phê liệu mình có thực sự được uống cà phê sạch không, anh Lê Đình Tư đã lựa chọn con đường đi riêng, chỉ làm cà phê chất lượng cao và cà phê đặc sản.
TP - Nơi mảnh đất Tây Nguyên huyền bí, nhiều người truyền tai nhau về sức mạnh kỳ lạ của chiếc lông đuôi voi. Hiện món hàng này được nhiều người săn lùng và cũng thật khó để kiểm chứng là lông voi thật hay giả. Còn người M’Nông rất tối kỵ việc nhổ trộm lông đuôi voi, nếu bị bắt sẽ phạt nặng.