TP - “Pây tái lớ pi nọong ơi”… Mỗi dịp rằm tháng 7, lời mời gọi này tràn ngập Facebook của những người bạn tôi đang sống ở Cao Bằng. “Đi tái á anh em ơi” rộn ràng khiến những người xa quê như tôi nao nao nhớ nhà.
TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố danh mục 12 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó có nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ). Để gìn giữ và lưu truyền nghề truyền thống này, các ban ngành chức năng của tỉnh đang đề ra nhiều giải pháp.
TPO - Chống dịch bệnh, khuyến học khuyến tài, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn văn hóa truyền thống…, ở lĩnh vực nào bà Triệu Thị Sa cũng đứng mũi chịu sào, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
TP - Khi tiết trời sang thu (độ tháng 8 âm lịch), đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng lại lên rừng hái trám. Sau đó, người dân địa phương đã kết hợp tài tình giữa quả trám và gạo nếp để tạo nên món xôi trám có hương vị thơm ngon, béo ngậy.
TPO - Cao Bằng là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh đều có những di sản văn hóa riêng rất phong phú và độc đáo. Đến dự Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Cao Bằng lần thứ XV, các chàng trai, cô gái người dân tộc thiểu số đã khoác lên những bộ váy, áo cũng như khăn mũ đội đầu rực rỡ, riêng có của quê hương mình.
TPO - Múa bát của người Tày và Lễ cấp sắc của người Dao Tiền ở huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
TPO - Lễ đầy tháng, tiếng Tày gọi là lễ “khai bươn” là lễ mừng đứa trẻ tròn 1 tháng tuổi. Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong vòng đời của một đứa trẻ người Tày.
TP - Bếp lửa luôn gắn bó, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, là nơi nấu ăn, sưởi ấm khi mùa đông lạnh, xua đuổi thú dữ. Bếp lửa còn là biểu trưng của sự đoàn tụ, gắn kết của các tộc người xứ Lạng.