Hát kể sử thi Êđê: Để mạch nguồn chảy mãi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hát kể sử thi Êđê là sinh hoạt văn hóa cộng đồng được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Trước đây, với bà con đồng bào dân tộc Êđê ở Tây Nguyên, thiếu cồng chiêng, vắng những đêm hát kể sử thi chẳng khác nào cuộc sống thiếu cơm, thiếu muối.

Trong không gian nhà dài truyền thống của gia đình bà H’Bung Mlô (buôn Triă, xã Ea Tul, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk), các nghệ nhân, học viên của lớp truyền dạy sử thi và bà con buôn làng quây quần bên ché rượu cần.

Nghệ nhân ưu tú Y Wang Hwing (buôn Triă) thực hành lối hát kể khan (sử thi), cách láy luyến làn điệu với lời hát kể; phương thức thực hành kỹ năng diễn xướng cũng như cách ứng tác và ngẫu hứng sáng tạo trong nghệ thuật diễn xướng sử thi.

Hát kể sử thi Êđê: Để mạch nguồn chảy mãi ảnh 1

Không gian diễn xướng sử thi trong nhà sàn dài của gia đình bà H’Bung Mlô

Nghệ nhân ưu tú Y Wang HWing là một trong những nghệ nhân hát kể sử thi hiếm hoi của người Êđê ở Đắk Lắk. Với ông, sử thi thân thuộc như từng nhịp thở của bản thân. Hiện, nghệ nhân Y Wang còn thuộc 4 sử thi nổi tiếng của người Ê đê gồm: “ÊĐăm Bhu – Đăm Bha”, “ÊĐăm San”, “Êbõng Hiu Knuh” và “YBũng HĐăng”.

Trước đây, với bà con đồng bào dân tộc Êđê, thiếu cồng chiêng, vắng những đêm kể sử thi chẳng khác nào cuộc sống thiếu cơm, thiếu muối. Nhưng nay, không gian diễn xướng sử thi Tây Nguyên bị thu hẹp, thậm chí mất đi, số lượng nghệ nhân biết kể sử thi dần về với tổ tiên.

Người Êđê gọi sử thi là klei khan. Klei nghĩa là lời, bài; khan nghĩa là hát kể. Đây là những điều huyền thoại nhất của văn hóa Tây Nguyên. Trong không gian thiêng liêng bên bếp lửa bập bùng, ché rượu cần, bà con trong buôn quây quần bên nhau. Hát kể sử thi Êđê là sinh hoạt văn hóa cộng đồng được truyền miệng từ đời này qua đời khác.

Hát kể sử thi Êđê: Để mạch nguồn chảy mãi ảnh 2

Trước khi diễn xướng, nghệ nhân làm lễ xin phép

Bao năm nay, nghệ nhân ưu tú Y Wang vẫn say mê hát kể cho bất cứ ai muốn nghe và truyền dạy cho ai muốn học. Thời gian qua, nghệ nhân Y Wang tham gia truyền dạy cho các thế hệ trẻ. Hiện tại, ông truyền dạy hát kể sử thi cho 20 học viên người Êđê xã Ea Tul. Lớp học diễn ra trong khoảng 2 tháng.

Sử thi Êđê được thể hiện bằng hình thức hát kể và kể lời. Nghệ nhân có thể dùng cả cử chỉ, vẻ mặt để diễn tả tính cách, hành động của nhân vật trong sử thi.

Trước đó, vào giữa tháng 6/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Cư M’gar tổ chức lớp diễn xướng, truyền dạy sử thi của người Êđê tại xã Ea Tul. Học viên được các nghệ nhân cung cấp, trang bị những kiến thức cơ bản về sử thi, nghệ thuật diễn xướng hát kể sử thi của người Êđê.

Hát kể sử thi Êđê: Để mạch nguồn chảy mãi ảnh 3

Nghệ nhân ưu tú Y Wang HWing (thứ 2, phải qua)

Để lưu giữ diễn xướng kể sử thi của người Êđê, đầu tháng 8/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cư M’gar; UBND xã Ea Tul tổ chức cho các nghệ nhân trên địa bàn xã này diễn xướng hát kể sử thi để ghi âm, ghi hình làm tư liệu.

Theo ông Y Mang, Phó phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cư M'gar, trên địa bàn huyện còn rất ít người biết kể sử thi. Cả huyện chỉ có 7 người biết hát kể sử thi. Sử thi là nghệ thuật truyền khẩu độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, được lưu giữ trong trí nhớ các nghệ nhân.

“Sử thi bây giờ không còn kể trong cộng đồng như ngày xưa nữa. Bảo tồn được sử thi thật sự rất khó, bởi cũng một cốt truyện nhưng mỗi nghệ nhân hát kể sử thi sẽ có cách hát kể theo vần điệu khác nhau. Hiện nay nghệ nhân hát kể sử thi hầu hết tuổi đã cao, trí nhớ không còn minh mẫn nên việc hát kể cũng như truyền dạy đều rất khó”, ông Y Mang cho biết.

Để lưu giữ nét đẹp văn hóa này, ngành văn hóa đang nỗ lực tổ chức những lớp truyền dạy hát kể sử thi, các địa phương tổ chức diễn xướng sử thi tại những ngày lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.