Độc đáo nghề chằm nón ngựa Phú Gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Làng nón ngựa Phú Gia tại xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) có tuổi đời hơn 300 năm. Nón ngựa Phú Gia được xem là “kiệt tác” của nón lá, là một sản phẩm có giá trị mỹ thuật cao.

Ngày 29/9, UBND tỉnh Bình Định cho hay, sẽ làm hồ sơ nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại xã Cát Tường (huyện Phù Cát) đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Độc đáo nghề chằm nón ngựa Phú Gia ảnh 1

Ở xã Cát Tường hiện còn khoảng 40 hộ với 120 nhân khẩu làm nón ngựa Phú Gia. Ảnh: Tuệ An

Làng nón ngựa Phú Gia tại xã Cát Tường có tuổi đời hơn 300 năm. Nón ngựa Phú Gia được xem là “kiệt tác” của nón lá, là một sản phẩm có giá trị mỹ thuật cao. Nón ngựa là sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo bởi sự cầu kỳ, tỉ mỉ và tài hoa trong từng đường nét.

Ông Nguyễn Kế Sinh – Chủ tịch UBND xã Cát Tường (huyện Phù Cát) cho hay, toàn xã hiện có khoảng 40 hộ với 120 nhân khẩu làm nón. Để làm ra một chiếc nón thành phẩm mất rất nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn. Hiện ở xã cũng có nghệ nhân Đỗ Văn Lan, người có công rất lớn trong việc kế thừa, lưu giữ, truyền dạy nghề nón ngựa truyền thống của địa phương.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định đồng ý giao Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng hồ sơ Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại xã Cát Tường đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; phối hợp với các ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện các thủ tục tiếp theo đúng quy định hiện hành.

Độc đáo nghề chằm nón ngựa Phú Gia ảnh 2
Độc đáo nghề chằm nón ngựa Phú Gia ảnh 3

Nón ngựa Phú Gia được xem là “kiệt tác” của nón lá, là một sản phẩm có giá trị mỹ thuật cao. Ảnh: Tuệ An

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...