TPO - Nghề làm nón lá Đan Du ở xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã truyền lưu trăm năm. Trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây vẫn âm thầm “giữ lửa” truyền nghề cho thế hệ trẻ.
Làng nón Đan Du (xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) có tuổi đời trăm năm. Hiện tại có khoảng hơn 300 hộ dân ở vùng này còn theo nghề cha ông để lại.
Để làm được một chiếc nón phải trải qua nhiều công đoạn từ mua sắm nguyên liệu như lá nón (lá đọt), tre, chỉ khâu, dây cước. Những vật dụng này đều được đặt mua và người dân về tự sơ chế trước khi làm nón.
Lá nón chủ yếu được mua lại từ người dân đi rừng Kỳ Anh hoặc ở Quảng Bình. Số lượng bán theo từng bó. Một bó (45 cuống lá) có giá 25 ngàn đồng.
Lá nón được luộc qua hoặc vò cho nhũn rồi đem phơi nắng. Khi phơi đủ nắng, lá sẽ trắng và có độ dai.
Lá nón được người dân làm phẳng thủ công.
Những thanh tre được làm nhọn, mỏng để làm khuôn nón.
Lá nón sau khi phơi khô sẽ ủi cho thật phẳng, còn tre được vót tròn rồi uốn thành từng vành theo khuôn. Để cố định từng lá nón, người dân sử dụng cước để khâu.
Nón Đan Du có hai loại. Một loại được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Một loại được dùng để trang trí, cưới hỏi. Loại dùng trong sinh hoạt có vành to, cứng và dày. Còn nón dùng để trang trí hay dịp cưới hỏi thì làm nhỏ, vành mỏng.
Khâu nón là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo.
Nón lá Đan Du ở Kỳ Thư được bán trong và ngoài tỉnh. Vào năm 2014, nón lá Kỳ Thư được công nhận là làng nghề truyền thống.
Người thợ dùng lá màu xanh để cắt hoa bốn cánh, sau đó kết hoa vào lớp lá thứ hai rồi dùng lớp lá trắng phía ngoài che lại.
Sau khi hoàn thiện, nón sẽ được quét phủ một lớp dầu bóng. Ngoài ra người thợ còn khéo léo khâu những đường chỉ đỏ để làm dây nón.
Giá bán từ 25-80 nghìn đồng/nón. Cũng có nón lá được đặt làm cầu kỳ có giá lên đến 150 nghìn đồng.
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).
TPO - Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
TPO - Sáng 2/2, tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023. Đặc biệt, chương trình có rước mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” là di sản tư liệu thế giới từ chùa Vĩnh Nghiêm lên Tây Yên Tử.
TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
TPO - Trước thực trạng Tây Nguyên thiếu giáo viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhất là người dân tộc thiểu số (DTTS).
TPO - Tượng đài anh hùng dân tộc N’Trang Lơng được xây dựng trên đồi Đắk Nur, trung tâm TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Tượng đài có chiều cao 18,5m, dài 27m, tổng khối lượng hơn 450 tấn. Công trình có tổng vốn đầu tư gần 78 tỷ đồng.
TPO - Những ngày cuối năm, chợ phiên sắc màu người H’ Mông ở Đắk Nông tấp nập người mua, kẻ bán. Đồng bào từ các thôn, bản vùng cao nhộn nhịp xuống chợ. Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, đặc sắc.
TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.
TPO - Trải qua 200 năm hình thành và phát triển, nghề làm nước mắm Phú Quốc vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia.