TPO - Nghề làm bánh đa nem là nghề truyền thống xưa của người dân Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh). Dù làm ngày lẫn đêm, nhưng hàng hoá vẫn không đủ cung cấp ra thị trường.
Những ngày này, tranh thủ trời nắng, người dân ở xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) tất bật làm bánh. Từ cánh đồng, đường làng được người dân tận dụng để phơi bánh.
Nghề tráng bánh đa nem vốn là nghề truyền thống của người dân Thạch Hưng.
Bánh đa của làng nghề được tiêu thụ từ Nam ra Bắc. Hàng làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
Vào thời điểm cuối năm này, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, làng nghề hoạt động gấp 4 - 5 lần công suất.
Toàn xã hiện có khoảng 30 máy tráng với gần 100 hộ sản xuất bánh đa nem.
Nghề bánh đa nem xã Thạch Hưng đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống vào ngày 29/10/2021.
Chị Trần Thị Cảnh (thôn Bình) cho biết, nguyên liệu chính để làm bánh đa nem là gạo, đường và muối. Gạo sẽ được ngâm khoảng 2-3 tiếng, để ráo rồi xay thành bột, sau đó thăng đường lên để tạo thành màu, hoà tan với bột rồi tráng bánh.
Theo người dân, để bánh được dai, ngon thì đòi hỏi phải có kỹ thuật trong việc ngâm gạo và phơi.
Bột bánh được tráng thủ công trên những tấm phên làm bằng tre, sau đó mang đi phơi nắng.
Thông thường mùa Hè sẽ phơi bánh khoảng 1-2 tiếng, còn mùa Đông phơi 3 tiếng. Việc phơi bánh cũng phải có kỹ thuật để tránh bánh bị mốc, ròn, nứt vỡ.
Chị Nguyễn Thị Phượng cho hay, mỗi ngày gia đình làm trên 3.000 bánh. Bánh làm ngày nào bán hết ngày đó.
Khi phơi được khoảng 3 tiếng, người dân thu gom những tấm phên tráng bánh để đưa về nhà cắt.
Bình quân, mỗi gia đình một ngày làm từ 3.000-6.000 bánh.
Bánh đa nem Thạch Hưng thu hút được nhiều khách hàng vì không sử dụng hóa chất. Bánh tráng ở đây mỏng, dai ngon và cực kì dễ cuốn.
Hiện tại mỗi tệp 100 cái có giá bán 17.000 đồng, vào dịp Tết giá tăng từ 20.000-25.000 đồng.
TPO - Chiều 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
TPO - Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại Hà Tĩnh đã giúp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, tạo động lực, tiếp sức để phụ nữ vùng biên giới có ý chí vươn lên…
TPO - Ngày 17/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Giáo dục huyện A Lưới tổ chức lễ tuyên dương các học sinh đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2022 - 2023, tại huyện A Lưới.
TPO - Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.
Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.