Tượng voi đá Thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 7/9, UBND tỉnh Bình Định cho biết, đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho hai tượng voi đá Thành Đồ Bàn (xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn), thuộc quyền quản lý, sở hữu của Bảo tàng tỉnh Bình Định

Theo hồ sơ di tích, hai tượng voi đá Thành Đồ Bàn có chất liệu đá sa thạch. Trong đó, tượng voi cái cao 176cm, dài 220cm, rộng 85cm, có trọng lượng ước khoảng 750kg. Tượng được tạo tác trong tư thế động và mang nhiều yếu tố Champa. Thân voi thẳng, dáng đang đi, hai chân sau được tạo liền khối với hai chân trước và đế tượng; đồ trang sức thể hiện những đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc Champa.

Tượng được tạo tác đẹp, động tác tự nhiên, sống động, nhìn vào tượng voi toát lên một vẻ quyền quý và vương giả.

Tượng voi đá Thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia ảnh 1

Ảnh tượng voi cái.

Tượng voi đực cao 200cm, dài 240cm, rộng 100cm, có trọng lượng ước khoảng 800kg. Tượng được tạc trong tư thế động, đứng trên bệ đá liền khối hình chữ nhật, hai chân bên trái đang bước tới phía trước; đầu ngẩng cao, vòi voi buông xuôi xuống như đang dùng vòi nhổ cây lên - một hình tượng phổ biến trong nghệ thuật tạc tượng voi Champa. Tượng voi được tả thực rất sống động.

Tượng voi đá Thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia ảnh 2

Ảnh tượng voi đực.

Đây là hai tượng voi đá được tạc dưới dạng tượng tròn, có kích thước lớn nhất của người Champa được phát hiện từ trước đến nay.

Hai tượng voi đá Thành Đồ Bàn được đặt đứng chầu trước cửa Vệ môn (thành Nội) thuộc Khu di tích Thành Hoàng Đế. Thành Hoàng Đế được nhà Tây Sơn xây dựng trên cơ sở kinh thành Đồ Bàn của Champa và mở rộng thêm về phía Đông, được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng di tích quốc gia năm 1982.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.