Di sản Cố đô Huế, ký ức và trao truyền

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo đánh giá của đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam, sau 30 năm, quần thể di tích Cố đô Huế đã trở thành một trong những khu di tích được bảo tồn hiệu quả nhất cả về mặt cấu trúc cùng các hạng mục di sản phi vật thể; là điển hình thành công tại Việt Nam và khu vực về bảo tồn di sản văn hóa.

Tối 17/6, tại Quảng trường Ngọ Môn - Đại nội Huế diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới, với chương trình nghệ thuật ấn tượng mang chủ đề “Di sản Cố đô, ký ức và trao truyền”.

Di sản Cố đô Huế, ký ức và trao truyền ảnh 1

Chương trình nghệ thuật “Di sản Cố đô, ký ức và trao truyền” quy tụ 450 nghệ sĩ thuộc 9 đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế. Ảnh: Đình Hoàng

Dự lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; ông Trần Lưu Quang - Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam, cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành địa phương.

Chương trình quy tụ 450 nghệ sĩ thuộc 9 đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế, mang đến cho công chúng, du khách nhiều tiết mục biểu diễn hấp dẫn, đặc sắc gồm nhạc hợp tấu và hoạt cảnh xây dựng kinh đô; múa Phụng vũ, Lục triệt hoa mã đăng, tiểu nhạc Long ngâm và múa rồng; dân ca Quan họ Bắc Ninh, đờn ca tài tử Nam bộ, cồng chiêng Tây Nguyên; múa truyền thống của Liên đoàn Văn hóa Nghệ sĩ Gyeonggi và Hiệp hội Múa Gyeonggi, múa mặt nạ của Tổ chức Liên minh Con đường Tơ lụa Quốc tế (Hàn Quốc), âm nhạc Trịnh Công Sơn, vũ khúc Lục cúng hoa đăng…

Di sản Cố đô Huế, ký ức và trao truyền ảnh 2

Dân ca quan họ góp mặt tại lễ kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Trước đó, vào ngày 11/12/1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế chính thức được ghi vào Danh mục Di sản Thế giới của UNESCO. Đây là Di sản thứ 410 trong Danh mục và là di sản thế giới đầu tiên của Việt Nam được vinh danh.

Di sản Cố đô Huế, ký ức và trao truyền ảnh 3

Múa mặt nạ của Tổ chức Liên minh Con đường Tơ lụa Quốc tế (Hàn Quốc). Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam cũng được UNESCO ghi tên vào Danh mục các Kiệt tác văn hóa Phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, cũng là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của nước ta được công nhận.

Thừa Thiên Huế hiện là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 7 di sản được UNESCO ghi danh.

Đến nay, việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy giá trị, làm đòn bẩy quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ và gắn với định hướng về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết 54-NQ/TW ban hành ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Di sản Cố đô Huế, ký ức và trao truyền ảnh 4

Biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương khẳng định, văn hoá Huế là văn hóa đặc sắc trong tổng thể nền văn hóa Việt Nam, là niềm tự hào của văn hóa dân tộc và được thế giới tôn vinh, công nhận.

Việc Quần thể Di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới mở đường đưa những di sản văn hóa Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.

Còn theo bà Miki Nozawa - đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam, sau 30 năm, thật vui mừng khi chứng kiến sự chuyển mình của khu Di sản thế giới này. Quần thể di tích Cố đô Huế đã trở thành một trong những khu di tích được bảo tồn hiệu quả nhất cả về mặt cấu trúc cũng như các hạng mục di sản phi vật thể khác; là điển hình thành công tại Việt Nam và khu vực về bảo tồn di sản văn hóa.

Di sản Cố đô Huế, ký ức và trao truyền ảnh 5

Mãn nhãn với màn pháo hoa kết thúc chương trình nghệ thuật “Di sản Cố đô, ký ức và trao truyền”. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Dịp này, tỉnh Thừa Thiên Huế ra mắt Quỹ bảo tồn di sản Huế. Tôn chỉ của Quỹ là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hoá Huế theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.