Vào Hoàng thành Huế xem hội Trung thu và quảng diễn 'Thắp đèn đêm trăng'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - “Thắp đèn đêm trăng” là một trong những chương trình nghệ thuật, quảng diễn được nhiều người trông đợi nhân Tết Trung thu năm nay tại Huế. Đây còn là hoạt động nghệ thuật định kỳ tháng 9 tại Phố đêm Hoàng thành Huế, cũng như hưởng ứng chuỗi chương trình Festival mùa Thu thuộc khuôn khổ Festival Huế 4 mùa năm 2022.

Chương trình đêm hội Trung thu và “Thắp đèn đêm trăng” trong Hoàng thành Huế được thực hiện bởi ban tổ chức Phố đêm Hoàng Thành, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế.

Vào Hoàng thành Huế xem hội Trung thu và quảng diễn 'Thắp đèn đêm trăng' ảnh 1
Vào Hoàng thành Huế xem hội Trung thu và quảng diễn 'Thắp đèn đêm trăng' ảnh 2

Tái hiện lễ đổi gác thời nhà Nguyễn. Ảnh: Đình Hoàng

Đây là chương trình nghệ thuật diễn xướng tổng hợp gắn với nghi thức đêm rằm Trung thu truyền thống xen kẽ là các tiết mục ca múa nhạc của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, Học viện Âm nhạc.

Trong tối 9/9, không gian phố đi bộ Hoàng thành Huế đã đón một lượng khách lớn đến tham quan, trải nghiệm không khí đêm hội trăng rằm.

Vào Hoàng thành Huế xem hội Trung thu và quảng diễn 'Thắp đèn đêm trăng' ảnh 3

Quảng diễn nhã nhạc cung đình. Ảnh: Đình Hoàng

Vào Hoàng thành Huế xem hội Trung thu và quảng diễn 'Thắp đèn đêm trăng' ảnh 4

Cùng với đó là âm nhạc hiện đại trong đêm hội tại phố đêm Hoàng thành Huế. Ảnh: Đình Hoàng

Tại đây, du khách đã được chứng kiến cảnh tái hiện lễ đổi gác triều Nguyễn ở khu vực từ cổng Ngọ Môn đến cửa Chương Đức và ngược lại; bên cạnh đó là biểu diễn nhân tượng, chương trình nghệ thuật; âm nhạc đường phố của các nhóm Du Ca Cố Đô, Bazzoka Band, Guitar Foryou Band.

Vào Hoàng thành Huế xem hội Trung thu và quảng diễn 'Thắp đèn đêm trăng' ảnh 5

Các em thiếu nhi với trang phục xưa tham gia quảng diễn đèn lồng Trung thu Huế. Ảnh: Đình Hoàng

Sau lễ đổi gác tại cửa Ngọ Môn - lầu Ngũ Phụng, đoàn rước tiến về sân khấu Tây Khuyết đài, nơi diễn ra các phần diễn xướng chính và nghi thức thắp đèn, biểu diễn rước đèn Trung thu. Tiếp đó là phần rước lân, đèn lồng, tiểu nhạc, đoàn đổi gác theo đội hình về cửa Ngọ Môn trong tiếng nhạc xuân khánh hỷ. Đoàn quảng diễn có sự tham gia của 22 thiếu nhi trong trang phục đồng ấu (trang phục của các em nhỏ xưa trong Hoàng Cung), 10 thiếu nữ trong trang phục áo dài truyền thống với những chiếc đèn trung thu.

Vào Hoàng thành Huế xem hội Trung thu và quảng diễn 'Thắp đèn đêm trăng' ảnh 6
Vào Hoàng thành Huế xem hội Trung thu và quảng diễn 'Thắp đèn đêm trăng' ảnh 7
700 ngọn đèn tượng trưng cho 700 năm Phú Xuân - Huế được thắp sáng trong đêm Trung thu tại Hoàng thành Huế. Ảnh: Đình Hoàng

Không gian diễn xướng quy mô trải dài ở các sân khấu, từ Cửa Ngọ Môn, đường 23/8, đường Lê Huân, sân khấu Tây Khuyết Đài, Cửa Chương Đức. Chương trình thu hút hàng trăm người dân, du khách hưởng ứng quảng diễn và phát trực tiếp trên các tài khoản mạng xã hội.

Nhiều du khách đến Huế tham quan du lịch chia sẻ, họ rất vui khi được xem một chương trình tái hiện Trung thu truyền thống tại Huế. Đây là chương trình đáng để khám phá, trải nghiệm và thưởng thức đối với du khách, công chúng, người dân.

Vào Hoàng thành Huế xem hội Trung thu và quảng diễn 'Thắp đèn đêm trăng' ảnh 8

Du khách, người dân hào hứng thưởng thức đêm hội. Ảnh: Đình Hoàng

Vào Hoàng thành Huế xem hội Trung thu và quảng diễn 'Thắp đèn đêm trăng' ảnh 9

Không gian phố đi bộ Hoàng thành Huế đã đón một lượng khách lớn đến tham quan, trải nghiệm không khí đêm hội trăng rằm. Ảnh: Đình Hoàng

Theo ban tổ chức, hơn 700 ngọn đèn được thắp lên tại chương trình tượng trưng cho hơn 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân Huế. Chương trình tiếp tục cho chuỗi hoạt động nghệ thuật tại phố đêm của UBND TP Huế; kết hợp với các chương trình nghệ thuật cộng hưởng, tạo thành chuỗi hoạt động nghệ thuật định kỳ cho tháng 9 tại Phố đêm Hoàng thành.

Đây còn là hoạt động văn hóa nghệ thuật hưởng ứng chuỗi chương trình Festival mùa Thu thuộc khuôn khổ Festival Huế 4 mùa năm 2022.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.