TPO - Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022, thuộc Festival Huế 4 mùa, đã tạo nên những hiệu ứng tích cực cho phục hồi kinh tế địa phương sau đại dịch COVID-19. Sau đêm Gala giã bạn mang chủ đề “Chào Huế” đầy lưu luyến vào tối 30/6, tiếp nối phía trước là Festival Huế mùa Thu và mùa Đông.
Năm 2020, Huế không tổ chức Festival do dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Đi qua những tháng ngày trầm lắng, chỉ trong vòng một tuần (từ ngày 25 đến 30/6), Cố đô Huế như bừng dậy với hàng loạt hoạt động văn hóa, nghệ thuật và các chương trình hưởng ứng, đồng hành Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022.
Hàng vạn du khách đã tìm đến Huế sau 4 năm chờ đợi. Người dân Cố đô có thêm nhiều cơ hội để cải thiện sinh kế, sau những tháng ngày khắc khoải chống chọi với dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch TT-Huế, trong tuần lễ Festival Huế 2022, tỉnh TT-Huế đã đón khoảng 180.000 lượt du khách, doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt 155 tỷ đồng. Khách lưu trú ước đạt 72.000 lượt (trong đó có gần 2.200 khách quốc tế); công suất phòng khách sạn đạt khoảng 65%, riêng trong các ngày 24 và 25/6 đạt trên 93%.
Tối 30/6, tại sân khấu cồn Dã Viên ven sông Hương thơ mộng, Tuần lễ Festival Huế 2022 bước vào chương trình Gala giã bạn với chủ đề “Chào Huế”.
Đó như là một liên hoan âm nhạc và nghệ thuật, với sân khấu mở và tương tác, diễn ra tưng bừng và tràn đầy sức trẻ.
Đêm gala là lời chào tạm biệt và lời cảm ơn dành cho những người bạn gần xa đã đến với Cố đô Huế, cùng nhau sống trong những khoảnh khắc trọn vẹn, cùng hòa mình vào không khí sôi động của Festival Huế mùa Hạ 2022.
Góp mặt trong Gala giã bạn là những gương mặt nổi tiếng của làng nhạc Việt, cùng các nghệ sĩ đến từ nhiều quốc gia, như Ban nhạc Da LAB, Chillies, nhóm nhảy Lyricist, Nhà hát ca kịch Huế, Đoàn nghệ thuật dân ca Việt Bắc, Đoàn múa Nga Belogorie, nhóm Nine Family, nhóm nhảy Unity Crew, nhóm nhạc Tây Ban Nha España te quiero…
Ông Huỳnh Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Festival Huế, cho biết: Lần đầu tiên, Festival Huế được đổi mới theo hướng “Festival 4 mùa”, với nhiều sự kiện được tổ chức xuyên suốt trong năm. Trong đó, tuần lễ Festival mùa Hạ được xác định là trọng điểm, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Các hoạt động được tổ chức theo hướng cộng đồng, sân khấu mở, tạo sự gần gũi, giao lưu giữa nghệ sĩ, diễn viên với công chúng. Do ảnh hưởng của dịch bệnh trên thế giới, trong Tuần lễ Festival Huế 2022, số lượng đoàn nghệ sĩ quốc tế tham gia giảm hơn các kỳ lễ hội trước.
Song, cũng có nhiều đoàn nghệ thuật lần đầu tiên đến với Festival Huế như đoàn của Pháp, Bỉ, Israel…; đem lại những trải nghiệm mới mẻ cho du khách, công chúng và người yêu nghệ thuật xứ Huế.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, Trưởng ban tổ chức Festival Huế, nhìn nhận: “Đêm Gala không mang ý nghĩa kết thúc, mà là lời chào tạm biệt Tuần lễ Festival mùa Hạ và đón chào cho Festival mùa Thu kế tiếp, thể hiện tinh thần xuyên suốt và liên tục 4 mùa của Festival Huế 2022”.
Tại Tuần lễ Festival Huế 2022, có 8 chương trình nghệ thuật chính đã diễn ra ấn tượng, như: Đêm khai mạc, Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”, biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế, âm nhạc Trịnh Công Sơn, Lễ hội bia, Quảng diễn “Ngàn xưa âm vọng”, Chương trình “Hoàng cung giao hòa”, Gala giao lưu giã bạn "Chào Huế". Các hoạt động đồng hành, hưởng ứng: Lễ hội ẩm thực “Kinh đô Huế với bốn phương”, Chợ quê ngày hội, lễ hội ẩm thực đường phố, lễ hội khinh khí cầu, tuần lễ áo dài cộng đồng Huế, đêm nhạc EDM, Media Trip “Visit Huế”, hội chợ thương mại quốc tế, phố đêm Hoàng thành, các hội thảo, trưng bày và triển lãm mỹ thuật…
TP - Hiện chỉ còn hai người nói được, tiếng N|uu không chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu về sự đa dạng văn hóa của nhân loại, mà còn là đường liên kết giữa chúng ta và loài người sơ khai.
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.
TPO - Tối 3/6, hàng ngàn du khách cùng tăng ni, phật tử và những người quan tâm đến Phật giáo từ khắp nơi trong cả nước đã tham dự Lễ Phật đản phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình.
TPO - Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap và dân vũ của dân tộc Gia Rai cho 25 học viên tại xã Ea Sol, huyện Ea H’leo.
TPO - Các di sản vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt này thuộc các lĩnh vực tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống...
TPO - Từ ngày 1 - 30/6/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động nhân tháng "Ngày hội gia đình" chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
TPO - Trước thực trạng Tây Nguyên thiếu giáo viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhất là người dân tộc thiểu số (DTTS).