TPO - Trong khuôn khổ hưởng ứng, đồng hành tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - thuộc Festival Huế 4 mùa (từ 25 đến 30/6), tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế đang diễn ra triển lãm “Chế độ Y quan triều Nguyễn”, do Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) tỉnh TT-Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức.
Đây là lần hiếm hoi, những di sản nguyên bản quý hiếm về áo mũ, trang phục hoàng gia, quan lại triều Nguyễn do các nhà sưu tập dày công sưu tầm được giới thiệu đến công chúng tại một kỳ Festival.
Triển lãm trưng bày và giới thiệu đến công chúng 11 chiếc áo của hoàng đế, hoàng thái hậu, các bậc quan lại, thái giám cận vệ và cung nữ... của nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng (TP Huế); cùng với hơn 120 phiên bản tài liệu, tư liệu, hình ảnh được lưu trữ, bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Bảo tàng Lịch sử TPHCM.
Theo tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh TT-Huế, trang phục là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên tính quy củ về hình thức của mỗi triều đại quân chủ. Đối với các nước phương Đông, trình độ văn minh của các triều đại còn được đánh giá qua chế độ Y quan (áo mũ, nghĩa rộng là trang phục) và Lễ nhạc.
Dưới triều Nguyễn, chế độ y quan càng được xem trọng. Ngôn ngữ trang phục thể hiện quyền lực và đường lối chính trị và là niềm tự hào của triều đại.
Còn theo bà Đinh Thị Hoài Trai, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TT-Huế, trang phục Cung đình triều Nguyễn không chỉ là trang phục mà còn là văn hóa, bao hàm những giá trị về thẩm mỹ mang bản sắc dân tộc. Trong ảnh là lễ phục Hoàng thái hậu triều Nguyễn nguyên bản.
Trên phương diện mỹ thuật, mỗi bộ trang phục của vua, hoàng hậu, thái tử, công chúa, hoàng thân quốc thích, quan viên dưới triều Nguyễn đều là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, một minh chứng sinh động, giúp chúng ta có thể hiểu hơn về trình độ tay nghề, khiếu thẩm mỹ của các bậc nghệ nhân xưa.
Chế độ Y quan triều Nguyễn mang đậm những dấu ấn lịch sử, có ý nghĩa về văn hóa và là di sản độc đáo của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những tư liệu, hình ảnh, hiện vật của trang phục cung đình triều Nguyễn vô cùng quan trọng. Đây cũng là vấn đề được các nhà nghiên cứu và công chúng quan tâm. Trong ảnh là trang phục dành cho các quan triều Nguyễn.
Triển lãm lần này được bố cục theo 3 chủ đề, gồm: Trang phục hoàng gia; trang phục quan lại, binh lính; trang phục tân khoa. Trong ảnh là nguyên bản trang phục Hoàng đế triều Nguyễn.
Trang phục hoàng gia với sự phân thứ bậc đế, hậu, hoàng tử, công chúa, tôn thất và chi tiết đến từng yếu tố như chất liệu vải, màu sắc, kiểu dáng, họa tiết trang trí, số lượng y phục, vật liệu trang sức đi kèm.
Trang phục quan lại, binh lính tùy theo phẩm hàm mà quan viên văn, võ được nhà vua ban triều phục đại triều và thường triều. Sự phân biệt các hạng lính chủ yếu ở các hạng mũ, áo. Trong ảnh là nguyên bản trang phục Hoàng thân triều Nguyễn
Dưới triều Nguyễn, trang phục tân khoa dựa theo chế độ ban thưởng phẩm phục và trâm hoa cho những người đỗ đạt ở các kỳ thi như đệ nhất giáp tiến sĩ đệ nhất danh (trạng nguyên); đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhị danh, đệ tam danh (bảng nhãn, thám hoa). Trong ảnh là nguyên bản trang phục các quan triều Nguyễn.
Chế độ Y quan triều Nguyễn mang đậm những dấu ấn lịch sử, có ý nghĩa về văn hóa và là di sản độc đáo của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những tư liệu, hình ảnh, hiện vật của trang phục Cung đình triều Nguyễn vô cùng quan trọng, là vấn đề được các nhà nghiên cứu và công chúng quan tâm. Triển lãm kéo dài đến ngày 7/7/2022.
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.
TPO - Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
TPO - Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap và dân vũ của dân tộc Gia Rai cho 25 học viên tại xã Ea Sol, huyện Ea H’leo.
TPO - Các di sản vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt này thuộc các lĩnh vực tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống...
TPO - Từ ngày 1 - 30/6/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động nhân tháng "Ngày hội gia đình" chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
TPO - Trước thực trạng Tây Nguyên thiếu giáo viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhất là người dân tộc thiểu số (DTTS).
TPO - Tượng đài anh hùng dân tộc N’Trang Lơng được xây dựng trên đồi Đắk Nur, trung tâm TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Tượng đài có chiều cao 18,5m, dài 27m, tổng khối lượng hơn 450 tấn. Công trình có tổng vốn đầu tư gần 78 tỷ đồng.