TPO - 17 đội lân đến từ các tỉnh, thành trong cả nước đã quy tụ về Huế để dự "Lễ hội lân Huế 2022" thuộc chuỗi các hoạt động, sự kiện của Festival mùa Thu (thuộc khuôn khổ Festival Huế 4 mùa 2022) và chào mừng lễ Quốc khánh 2/9.
Các đội lân đến từ mọi miền đất nước tham gia biểu diễn, thi đấu ở 2 nội dung “Địa bửu” và “Mai hoa thung”. Lễ hội sẽ kéo dài trong 2 ngày, từ tối ngày 3 đến 4/9.
Theo Giám đốc Sở Du lịch TT-Huế Nguyễn Văn Phúc, lễ hội Lân Huế năm 2022 là chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động sự kiện của Lễ hội mùa Thu với chủ đề "Thu quyến rũ", trong khuôn khổ Festival Huế 2022 và chào mừng Quốc khánh 2/9.
Điểm nhấn được nhiều người quan tâm trong lễ hội Lân Huế năm 2022 là nội dung biểu diễn thi đấu “Mai hoa thung” và “Địa bửu”.
Nếu phần thi “Địa bửu” hứa hẹn làm cho mọi người phải trầm trồ bởi sự tinh tế trong từng chuyển động, điêu luyện trong lối biểu diễn thì những tiết mục “Mai hoa thung” lại mang đến không khí sôi động, kịch tính và đầy bất ngờ với những pha trình diễn mạo hiểm trên cao; hứa hẹn mang đến cho du khách và người dẫn những màn biểu diễn mãn nhãn, hấp dẫn.
Lễ hội Lân Huế năm 2022 không chỉ là một hoạt động văn hóa, thể thao góp phần duy trì, bảo tồn, phát triển bộ môn nghệ thuật lân sư rồng truyền thống của Việt Nam mà còn là món quà độc đáo mà ngành Du lịch TT-Huế dành tặng người dân địa phương và du khách ghé thành phố thăm Huế trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh và Tết Trung thu.
Theo quan niệm truyền thống, “lân - sư - rồng” là khơi mở cho những điềm lành, vạn sự hanh thông. Lâu nay, những màn biểu diễn múa lân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân tại TT-Huế và nhiều vùng miền trên cả nước.
Sau lễ khai mạc tối 3/9 là màn tranh tài chung kết của nội dung “Mai hoa thung” với 7 đội thi, gồm Miếu 7 Bà tỉnh An Giang; Tứ Câu thành phố Đà Nẵng; Vũ Miên thành phố Đà Nẵng; Bạch Ngọc Đường tỉnh TT-Huế; Tài Bảo Đường thành phố Đà Nẵng; Tứ Kỳ - Hà Nội và Quang Nghệ tỉnh Bình Dương.
Cũng trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa chào mừng Quốc khánh 2/9, Trung tâm Festival Huế đã khai trương không gian trưng bày và sắp đặt đèn lồng truyền thống tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế (số 23-25 Lê Lợi, TP Huế).
Đây cũng là sự kiện này nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội mùa Thu của Festival Huế 2022.
Người xem đến không gian này như lạc vào một thế giới tuổi thơ đầy sắc màu với hơn 1.000 đèn lồng truyền thống đủ loại từ đèn lồng cung đình Huế cho đến lồng của các làng nghề truyền thống vùng đất Cố đô.
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).
TPO - Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
TPO - Sáng 2/2, tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023. Đặc biệt, chương trình có rước mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” là di sản tư liệu thế giới từ chùa Vĩnh Nghiêm lên Tây Yên Tử.
TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
TPO - Trước thực trạng Tây Nguyên thiếu giáo viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhất là người dân tộc thiểu số (DTTS).
TPO - Tượng đài anh hùng dân tộc N’Trang Lơng được xây dựng trên đồi Đắk Nur, trung tâm TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Tượng đài có chiều cao 18,5m, dài 27m, tổng khối lượng hơn 450 tấn. Công trình có tổng vốn đầu tư gần 78 tỷ đồng.
TPO - Những ngày cuối năm, chợ phiên sắc màu người H’ Mông ở Đắk Nông tấp nập người mua, kẻ bán. Đồng bào từ các thôn, bản vùng cao nhộn nhịp xuống chợ. Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, đặc sắc.
TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.
TPO - Trải qua 200 năm hình thành và phát triển, nghề làm nước mắm Phú Quốc vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia.