Rực rỡ sắc màu quảng diễn ‘lân, sư, rồng’, rước đèn Trung thu trên đường phố Huế
TPO - Trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa mừng Tết Trung thu và chuỗi chương trình Festival Huế mùa thu (thuộc Festival Huế 4 mùa 2022), lần đầu tiên tại Cố đô Huế đã diễn ra lễ hội quảng diễn “lân, sư, rồng” và rước đèn Trung thu quy mô lớn, với nhiều sắc màu hấp dẫn, ấn tượng.
Lễ hội quảng diễn “lân, sư, rồng” và rước đèn mừng Tết Trung thu năm nay tại Huế đã tạo thành điểm nhấn văn hóa cho không gian thành phố di sản.
Lễ hội quảng diễn “lân, sư, rồng” và rước đèn Trung thu do UBND TP Huế tổ chức, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, giới trẻ và người dân trên địa bàn.
Lễ hội diễn ra từ nay cho đến hết ngày 10/9 (nhằm rằm tháng Tám âm lịch).
Tham gia lễ hội có 10 đoàn múa lân, sư, rồng lớn của TP Huế cùng với khoảng 300 học sinh của 10 trường học tham gia quảng diễn rước đèn Trung thu.
Theo ông Trương Đình Hạnh - Phó Chủ tịch UBND TP Huế, đây là hoạt động ý nghĩa nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi của thiếu nhi cả nước đón Tết Trung thu, đồng thời hưởng ứng Festival Huế - Festival bốn mùa năm 2022.
“Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc, tăng cường giao lưu văn hóa thể thao giữa các câu lạc bộ, đội, nhóm và nghệ nhân trên địa bàn, đồng thời, quảng bá hình ảnh về quê hương và người dân xứ Huế với bạn bè trong nước và quốc tế”, ông Hạnh cho biết.
Theo lộ trình, hoạt động quảng diễn “lân, sư, rồng” và đèn Trung thu bắt đầu tại Công viên Thương Bạc. Sau đó, đoàn rước quảng diễn trên các tuyến đường trung tâm thành phố Huế theo lộ trình: Công viên Thương Bạc, đường Trần Hưng Đạo, cầu Trường Tiền, đường Lê Lợi, cầu Phú Xuân và quay về lại điểm xuất phát.
Quá trình tham gia quảng diễn và rước đèn Trung thu, các đoàn lân sư rồng lần lượt dừng chân biểu diễn tại 4 điểm cố định. Đó là khu vực phía bắc và phía nam cầu Trường Tiền và khu vực phía Bắc, phía Nam cầu Phú Xuân.
Thông qua việc tổ chức lễ hội quảng diễn “lân, sư, rồng”, chương trình đã làm sống động thêm bản sắc văn hóa Huế - thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Như vậy, các hoạt động của Festival Huế 4 mùa 2022 đã được tiếp nối bằng chuỗi hoạt động lễ hội mùa thu, gắn với Tết Trung thu truyền thống.
Đây là dịp để du khách, người dân, công chúng được hưởng thụ, hòa mình vào các giá trị văn hóa của vùng đất di sản Cố đô Huế.
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).
TPO - Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
TPO - Sáng 2/2, tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023. Đặc biệt, chương trình có rước mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” là di sản tư liệu thế giới từ chùa Vĩnh Nghiêm lên Tây Yên Tử.
TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
TPO - Trước thực trạng Tây Nguyên thiếu giáo viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhất là người dân tộc thiểu số (DTTS).
TPO - Tượng đài anh hùng dân tộc N’Trang Lơng được xây dựng trên đồi Đắk Nur, trung tâm TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Tượng đài có chiều cao 18,5m, dài 27m, tổng khối lượng hơn 450 tấn. Công trình có tổng vốn đầu tư gần 78 tỷ đồng.
TPO - Những ngày cuối năm, chợ phiên sắc màu người H’ Mông ở Đắk Nông tấp nập người mua, kẻ bán. Đồng bào từ các thôn, bản vùng cao nhộn nhịp xuống chợ. Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, đặc sắc.
TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.
TPO - Trải qua 200 năm hình thành và phát triển, nghề làm nước mắm Phú Quốc vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia.