‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế

TPO - Di tích lịch sử cấp Quốc gia địa đạo Khu ủy Trị Thiên (phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) vừa được hoàn thành trùng tu, tôn tạo bước đầu để trở thành điểm tham quan, du lịch hấp dẫn và là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước cho các lớp thế hệ mai sau.
‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 1

Địa đạo Khu ủy Trị Thiên nằm cách trung tâm TP Huế khoảng 25km theo hướng Tây Bắc. Theo Bảo tàng Lịch sử TT-Huế, địa đạo Khu ủy Trị Thiên được khởi công vào tháng 8/1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta bước vào giai đoạn khốc liệt. Trong ảnh là toàn cảnh di tích địa đạo hoàn thành trùng tu bước đầu nhìn từ trên cao

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 2

Việc đào địa đạo được tiến hành tuyệt đối bí mật, trong điều kiện hết sức khó khăn và nguy hiểm. Việc đào địa đạo được tiến hành khẩn trương, dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, thuổng, rìu rựa... Đất đá được bí mật vận chuyển đổ xuống suối để tránh địch phát hiện. Ông Lê Tư Minh (Tư Minh), Phó Bí thư Khu ủy, Bí thư Thành ủy Huế, Chỉ huy trưởng Mặt trận Huế, là người chỉ đạo đào địa đạo. Sau một thời gian triển khai gấp rút, địa đạo đã được hoàn tất, trở thành “đại bản doanh” trụ sở của Bộ Chỉ huy Quân khu Trị Thiên Huế. Trong ảnh là hình tư liệu về việc khởi công trùng tu di tích địa đạo

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 3

Về kết cấu, địa đạo Khu ủy Trị Thiên có hình chữ Y, gồm có 3 cửa ra vào, nằm trên triền dốc 2/3 của đồi 160, có tổng chiều dài hơn 100m. Trong lòng địa đạo có phòng ngủ, phòng hội họp, trụ mắc võng. Bên ngoài địa đạo có bếp Hoàng Cầm, hầm cảnh vệ, trận địa pháo, giao thông hào... Trong ảnh là tuyến địa đạo được đào sâu vào trong lòng núi

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 4

Tại địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Đặc biệt, là các cuộc họp vào tháng 8 và tháng 10 năm 1967, Thường vụ Khu ủy và Thành ủy Huế họp để thảo luận, quyết định các phương án tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Tháng 12/1967, Thường vụ Khu ủy họp để quyết định lần cuối cùng toàn bộ kế hoạch tấn công Huế và các hướng phối hợp của các Đoàn 4, 6 và 7. Trong ảnh là dấu tích địa đạo phát lộ thời điểm trùng tu (ảnh TL)

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 5

Sau khi làm chủ TP Huế trong 26 ngày đêm, do tương quan lực lượng, quân ta đã chủ động rút lên chiến khu để đảm bảo an toàn lực lượng. Cuối tháng 2 đầu tháng 3/1968, tại địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế, Thường vụ Khu ủy họp để đánh giá, sơ kết chiến dịch Huế và Xuân Mậu Thân 1968. Trên cơ sở phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn, tháng 5/1968, Bộ Chỉ huy Khu ủy Trị Thiên Huế quyết định chuyển lên miền núi A Lưới, tại địa đạo chỉ còn lại lực lượng vũ trang của huyện Hương Trà. Trong ảnh là hoạt động khám phá của du khách bên trong địa đạo

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 6

Trải qua thời gian tồn tại, dưới tác động của thiên nhiên, một số cửa địa đạo đã bị vùi lấp. Trong ảnh là hoạt động khai mở lối vào địa đạo bị vùi lấp. (Ảnh TL)

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 7

Năm 1997, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh (nay là Bảo tàng Lịch sử TT-Huế) tiến hành khai thông địa đạo và phát hiện một số hiện vật như: Bi đông đựng nước, máy khâu, xoong nồi, nắp bếp... Đây là những hiện vật đặc biệt có giá trị lịch sử. Trong ảnh là lối vào địa đạo thời điểm khởi công trùng tu (ảnh TL)

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 8

Với những giá trị lịch sử tiêu biểu, ngày 13/2/1996, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành Quyết định Số 310/QĐ-BT xếp hạng địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 9

Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế nhằm phục vụ du khách đến tham quan, nghiên cứu, UBND tỉnh TT-Huế đã phê duyệt dự án bảo tồn, phát huy khu chứng tích, với kinh phí hơn 6 tỷ đồng, gồm nhiều hạng mục.

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 10

Một lối vào địa đạo.

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 11

Người dân tham quan địa đạo sau khi hoàn thành trùng tu.

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 12

Khách tham quan chụp hình lưu niệm tại khu di tích địa đạo Khu ủy Trị Thiên.

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 13

Để tiếp cận khu di tích địa đạo, du khách di chuyển bằng thuyền vượt qua lòng hồ thủy điện Hương Điền.

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 14

Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Nguyễn Văn Phương đánh giá, đây là điểm đến di tích lịch sử văn hóa, góp thêm “địa chỉ đỏ” cho tỉnh. Chủ tịch Nguyễn Văn Phương đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh tiếp tục khai thác, quảng bá đến người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập. Trong ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Nguyễn Văn Phương kiểm tra khu địa đạo sau khi hoàn thành trùng tu, tôn tạo bước đầu

‘Đánh thức’ khu địa đạo ẩn sâu trong núi rừng xứ Huế ảnh 15

Với bước đầu hoàn thành tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các nhân chứng lịch sử nghiên cứu, tham mưu đề xuất phương án tu bổ để hoàn chỉnh công tác tôn tạo, phục hồi nguyên trạng địa đạo trong thời gian tới. Trong ảnh: Bên trong địa đạo hoàn thành trùng tu

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.