TPO - Theo ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, sau khi Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) dời đi, di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn tại số 1 đường 23/8 sẽ được lập dự án bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị để nơi đây trở thành điểm tham quan, kết nối tôn vinh, đề cao các giá trị của tinh thần, truyền thống hiếu học không chỉ ở riêng Huế.
TPO - Thành cổ Diên Khánh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) hơn 230 năm tuổi đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc gần như nguyên vẹn của thời xưa. Tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt đầu tư gần 167 tỷ đồng để trùng tu, sửa chữa và tôn tạo thành cổ này thành điểm đến văn hóa - lịch sử cho du khách trong cả nước cũng như quốc tế.
TPO - Được khởi công xây dựng từ năm 1901, đến nay, Nhà hát Lớn Hà Nội đã trải qua hai lần trùng tu, cải tạo mà vẫn giữ nguyên được những giá trị cơ bản về kiến trúc, mỹ thuật trang trí của người Pháp nhưng được nâng cấp với gần 400 trăm tấn thiết bị điều hòa, âm thanh, ánh sáng, thiết bị vệ sinh...
TPO - Dự án trùng tu Nhà hát Lớn Hà Nội lần đầu được thông qua năm 1994. Kiến trúc sư, GS.TS Hoàng Đạo Kính - người chủ trì hội đồng trùng tu Nhà hát Lớn Hà Nội 30 năm trước - nhận Giải thưởng Lớn Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Ông tiết lộ quá trình trùng tu công trình kiến trúc gắn liền với tên tuổi Thủ đô Hà Nội.
TPO - "Hiệp sĩ của những di tích" GS.TS. Hoàng Đạo Kính được xướng tên ở Giải thưởng Lớn Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2024. Lễ công bố và trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội được tổ chức ngày 8/10 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
TPO - Nhà cổ Đồng Viết Mão (ở làng Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) là một trong số ít ngôi nhà cổ nổi tiếng đang được lưu giữ, bảo tồn nguyên gốc. Nhiều người ghé thăm không khỏi trầm trồ bởi ngôi nhà bằng gỗ mít quanh năm mát mẻ, yên bình. Nhiều vật dụng trong nhà được các thế hệ truyền tay gìn giữ...
TPO - Kể từ khi được thành lập vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên bởi một số người theo đạo Thiên Chúa đầu tiên đến dọc theo bờ Biển Đen, tu viện Sumela đã chứng kiến sự phát triển của Đế chế La Mã thành thời kỳ Byzantine, sự trỗi dậy của người Ottoman, cuộc đấu tranh giành độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ sau Thế chiến thứ nhất, nhiều thập kỷ bị phá hoại và lãng quên, và rồi sự hồi sinh kỳ diệu trong thời hiện đại.
TPO - UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) vừa có quyết định đầu tư gần 100 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo di tích lăng vua Tự Đức (Khiêm Lăng), nơi yên nghỉ của vị vua thứ 4 triều Nguyễn. Đây là một trong những khu lăng tẩm có cảnh quan, kiến trúc thuộc vào loại đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn.
TPO - Sau 6 năm trùng tu, cụm di tích An Lăng - nơi thờ phụng, an nghỉ của vua Dục Đức nhà Nguyễn mở cửa đón khách tham quan. Đây cũng là nơi thờ, an nghỉ của 2 vị vua yêu nước Thành Thái, Duy Tân.
TPO - Giữa ồn ào về diện mạo mới của Chùa Cầu sau trùng tu, rất đông du khách vẫn đổ về tham quan, check-in tại di tích. Chiều nay (31/7), có thời điểm điểm du lịch này chật kín người check-in.
TPO - Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều ý trái chiều về “diện mạo” mới của Chùa Cầu (Hội An) sau gần hai năm trùng tu. Nhiều netizen cho rằng di tích Chùa Cầu sau khi sửa chữa trông "quá mới", không còn giữ được nét cổ kính và đặc trưng của di tích này.
TPO - Ngày 30/7 lực lượng chuyên môn tiến hành quét vôi lớp vôi thứ 2 lên thành Chùa Cầu. Giám đốc Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hoá Hội An khẳng định việc quét lớp vôi thứ 2 được tiến hành theo quy trình, khẳng định không sơn lại màu Chùa Cầu.
TPO - Theo ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, việc trùng tu Chùa Cầu Hội An vừa là để giữ gìn một di tích trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Đô thị cổ Hội An, vừa đảm bảo cơ sở tốt nhất để phục vụ du khách.
TPO - Di tích Chùa Cầu (Hội An) gây tranh cãi khi khoác lên chiếc áo mới tươi sáng, màu sắc, không mang vẻ hoài niệm. Trước đó nhiều di tích, công trình kiến trúc gây xôn xao sau khi trùng tu.
TPO - Chủ tịch thành phố Hội An khẳng định đánh giá tổng quan thì việc trùng tu di tích Chùa Cầu thực hiện đúng hồ sơ giấy phép, đảm bảo nguyên tắc trùng tu. Lần đại trùng tu này đem đến sự vững bền cho di tích, đó là điều quan trọng nhất, và giữ được các yếu tố gốc tối đa nhất. Tuy nhiên, những ý kiến về vấn đề màu sắc di tích sẽ tiếp tục nghiên cứu, trong thời gian từ nay đến ngày 3/8 (lễ khánh thành), có thể pha lại màu sắc như thế nào cho ít thay đổi nhất”, ông Sơn nói.
TPO - Sau 1 năm rưỡi tiến hành tu bổ, đến nay di tích Chùa Cầu ở Hội An dần lộ diện sau khi cơ quan chức năng tiến hành tháo dỡ toàn bộ phần nhà bao che bằng khung sắt và mái tôn.
TPO - Liên quan đến việc tu bổ, tôn tạo Thành cổ Diên Khánh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), Cục Di sản văn hóa lưu ý phải ưu tiên phương pháp thủ công, bảo tồn tối đa các yếu tố gốc, giá trị lịch sử của di tích.
TPO - Thành cổ Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa mang lối kiến trúc quân sự độc đáo kiểu Vauban và sẽ được tỉnh Khánh Hòa chi gần 170 tỷ đồng để trùng tu nhằm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hoá.
TPO - Từ hoang tàn, xuống cấp, lạnh lẽo đến nao lòng, khu “vườn thơ” Châu Hương Viên - thi đàn nổi tiếng xứ Huế một thuở, hiện “sống lại” với những gì từng thuộc về nó sau khi được phục hồi, trùng tu, tôn tạo cẩn trọng. Đây là công trình nhằm chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
TPO - Từ một công trình xuống cấp, hoang tàn qua nhiều thập niên, khu nhà di tích Ưng Bình thuộc “vườn thơ” Châu Hương Viên xứ Huế nổi tiếng sau gần 1 năm trùng tu đã dần được khôi phục, sống lại những nét xưa vốn có.
TPO - Sáng nay (26/1), Biệt thự tại số 49 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chính thức khai trương mở cửa đón khách tham quan sau gần hai năm trùng tu.
TPO - Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích điện Kiến Trung - một trong 5 công trình di tích quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm thành - Đại nội Huế dưới triều Nguyễn, dự kiến hoàn thành trùng tu vào cuối năm 2023.
TPO - UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) vừa có văn bản yêu cầu các phòng ban của thành phố lên kế hoạch đầu tư, sửa chữa Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn, các nhà bè làng chài Cửa Vạn, Vung Viêng để phục vụ phát triển sản phẩm du lịch trên vịnh Hạ Long.
TPO - Rome là một thành phố vĩnh cửu, trong đó các tòa nhà và di tích cổ kính có mặt ở mỗi bước đi theo đúng nghĩa đen. Tinh thần này có tác dụng truyền cảm hứng đối với nhiều du khách của thủ đô Italy, khiến họ luôn khao khát được lưu lại tên tuổi của mình ở đó.
TPO - Sau nhiều năm đưa vào sử dụng và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, khu vực biệt thự ở Dinh II sẽ được trùng tu, nâng cấp phục vụ tham quan du lịch.
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn khẳng định, vấn đề siết chặt quản lý tham quan tại phố cổ Hội An trong đó quy định bắt buộc mua vé đối với khách đoàn, là việc "không thể không làm"; nguồn thu này để trùng tu di tích.
TPO - "Tại sao không đưa hình thức thu vé từng điểm di tích, để họ có quyền chọn? Họ dạo phố cổ và chụp những tấm hình đẹp cũng là hình thức quảng bá không mất tiền là rất lợi, sao phải chặn họ lại để thu vé. Du khách tới, họ dạo trong phố, ăn tô cao lầu, ly chè bắp hay mua chút đồ lưu niệm thì người buôn bán cũng được hưởng lợi”, ông Tăng Hà Ái - người dân phố cổ Hội An - chia sẻ.