Bình Dương: Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số, Bình Dương đưa ra 6 mục tiêu cụ thể nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ngày 26/9, đại diện UBND tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương này đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 – 2030 trên địa bàn tỉnh.

​Theo đó, Kế hoạch đáp ứng 6 mục tiêu cụ thể nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong lĩnh vực chính trị, phấn đấu đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu tiên lãnh đạo nữ. Đến năm 2025, đạt 60% và đến năm 2030 đạt 70% cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Đối với lĩnh vực kinh tế, lao động, tăng tỷ lệ lao động nữ dân tộc thiểu số làm công hưởng lương đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030; giảm tỷ lệ lao động nữ dân tộc thiểu số làm việc trong khu vực nông nghiệp xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 20% vào năm 2030; tỷ lệ nữ giám đốc, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã là nữ dân tộc thiểu số đạt ít nhất 5% vào năm 2025 và 10% vào năm 2030.

Bình Dương: Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 1

Tuổi trẻ Bình Dương thăm, tặng quà cho trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Dầu Tiếng

Trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, giảm tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số làm các công việc "Lao động gia đình không hưởng lương" xuống 40% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030; tối thiểu 60% số vụ bạo lực trên cơ sở giới của nhóm dân tộc thiểu số được phát hiện và được tư vấn hoặc tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản. Từ năm 2025 trở đi, 100% số nạn nhân người dân tộc thiểu số bị mua bán trở về có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

Lĩnh vực y tế, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế có sử dụng thẻ bảo hiểm của phụ nữ dân tộc thiểu số trong khám chữa bệnh lên 70% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai trong phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi lên 80% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân đạt 100% từ năm 2025 trở đi; tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học đạt trên 90% vào năm 2025 và khoảng 99% vào năm 2030; tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt khoảng 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.

Lĩnh vực thông tin, truyền thông, từ năm 2025, 80 - 100% hộ gia đình là người dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về chính sách pháp luật về bình đẳng giới; 100% cán bộ làm công tác dân tộc, làm công tác liên quan đến bình đẳng giới được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động bình đẳng giới; 100% người có uy tín ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về tuyên truyền chính sách pháp luật về bình đẳng giới.

Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Kế hoạch, có phân kỳ kế hoạch hàng năm; tổ chức lồng ghép nhiệm vụ bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số vào chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu của tỉnh và các chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành; kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện, định kỳ báo UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới

Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới

TPO - Hội viên phụ nữ 13 thôn của 2 xã đã tham gia Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2023. Đây cũng là dịp để giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội).
Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Vào đúng ngày Quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11/2023), đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Tập đoàn TH, Viện Phát triển Sức khoẻ Cộng đồng Ánh Sáng (Viện LIGHT), Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) đã cùng nhau thực hiện nghi thức Cam kết hành động để cùng nhau hành động xóa bỏ mọi hình thức bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
Người nông dân xứ Lạng tự hào với đặc sản quê mình. Ảnh: Duy Chiến

Thổi hồn cho 'hồng vành khuyên' treo gió

TP - Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), Vương Thị Thương, 34 tuổi đã học hỏi, ứng dụng công nghệ tăng giá trị hồng vành khuyên địa phương đem lại cuộc sống mới cho người nông dân.