Hàng nghìn sản phẩm gửi về cuộc thi về bình đẳng giới cho trẻ em dân tộc thiểu số tại Hậu Giang

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sau 4 tháng phát động, cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số lần thứ nhất năm 2023 tại Hậu Giang đã tiếp nhận 1.054 tranh và 37 video clip.

Cuộc thi năm 2023 có chủ đề “Gia đình hạnh phúc” với nội dung tập trung vào vấn đề bình đẳng giới trong gia đình thể hiện mong muốn, ước mơ của các em về một gia đình hạnh phúc, an toàn và bình đẳng.

Đối tượng dự thi là trẻ em đang sinh sống, học tập trên địa bàn tỉnh, trong đó, khuyến khích sự tham gia của trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em tại các địa bàn khu dân cư qua 2 hình thức thi là sáng tác tranh và video clip (áp dụng cho tập thể và cá nhân).

Sau 4 tháng phát động, cuộc thi đã tiếp nhận 1.054 bức tranh và 37 video clip trên toàn tỉnh.

Hàng nghìn sản phẩm gửi về cuộc thi về bình đẳng giới cho trẻ em dân tộc thiểu số tại Hậu Giang ảnh 1

Cuộc thi nhằm góp phần đảm bảo trẻ em được tiếp cận thông tin, phổ biến đường lối, chính sách về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại,… Ảnh minh họa: Châu Linh

Sáng ngày 20/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn tổ chức chấm thi vòng sơ khảo cuộc thi. Qua sơ tuyển đánh giá tại vòng sơ khảo, Ban tổ chức cuộc thi của tỉnh đã chọn ra 30 bức tranh và 15 video clip gửi về Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dự thi.

Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, việc tổ chức cuộc thi nhằm góp phần đảm bảo trẻ em được tiếp cận thông tin, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em gái trong các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại,… Qua đó, góp phần xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em được chăm sóc và phát triển toàn diện.

Thông qua cuộc thi còn giúp tìm kiếm và lan tỏa các ý tưởng, sáng kiến là những thông điệp truyền thông phù hợp với trẻ em và hỗ trợ cho hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới

Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới

TPO - Hội viên phụ nữ 13 thôn của 2 xã đã tham gia Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2023. Đây cũng là dịp để giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội).
Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Vào đúng ngày Quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11/2023), đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Tập đoàn TH, Viện Phát triển Sức khoẻ Cộng đồng Ánh Sáng (Viện LIGHT), Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) đã cùng nhau thực hiện nghi thức Cam kết hành động để cùng nhau hành động xóa bỏ mọi hình thức bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
Người nông dân xứ Lạng tự hào với đặc sản quê mình. Ảnh: Duy Chiến

Thổi hồn cho 'hồng vành khuyên' treo gió

TP - Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), Vương Thị Thương, 34 tuổi đã học hỏi, ứng dụng công nghệ tăng giá trị hồng vành khuyên địa phương đem lại cuộc sống mới cho người nông dân.