Tuyên truyền bình đẳng giới, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc về bình đẳng giới, về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, là một trong những giải pháp bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số khỏi bị xâm hại. 

Trong báo cáo mới đây về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 121/2020/QH14, Ủy ban Dân tộc đánh giá, tình hình xâm hại trẻ em trên cả nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, trong những năm gần đây tuy có giảm, song số vụ xâm hại tình dục trẻ em tiếp tục được phát hiện.

Theo số liệu báo cáo của 19/52 Ban Dân tộc các tỉnh về các vụ việc liên quan đến trẻ em bị xâm hại trong năm 2022, có tổng số 1.183 trẻ em dân tộc thiểu số bị xâm hại theo các hình thức bạo lực, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc và các hình thức gây tổn hại khác.

Theo Ủy ban Dân tộc, xâm hại trẻ em không chỉ diễn ra trong cộng đồng mà còn diễn ra ngay tại gia đình. Đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ em thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi. Các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em thường xảy ra như bạo lực trẻ em, xâm hại tình dục…các vụ việc xâm hại xảy ra tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, một số vụ việc người thân không dám tố cáo hành vi, vi phạm pháp luật, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em do chính người thân trong gia đình thực hiện gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa phương, vi phạm nghiêm trọng đạo đức lối sống và truyền thống văn hóa.

Tuyên truyền bình đẳng giới, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số ảnh 1

Tăng cường tuyên truyền bình đẳng giới để giảm thiểu tình trạng trẻ trẻ em vùng dân tộc thiểu số bị xâm hại. Ảnh minh họa: Bảo Anh

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 của Quốc hội về "Tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em", Ủy ban Dân tộc chủ động triển khai các hoạt động, chính sách liên quan đến trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh phối hợp với cơ quan liên quan chủ động triển khai các nhiệm vụ được Chính phủ giao; thực hiện lồng ghép các vấn đề liên quan đến trẻ em nhất là lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong phát triển kinh tế-xã hội tiếp tục tổ chức thực hiện..

Công tác tuyên truyền có nội dung liên quan đến lĩnh vực về trẻ em được tăng cường nhằm bảo vệ các quyền lợi dành cho trẻ em về các lĩnh vực, trong đó có tăng cường nhận thức về bình đẳng giới của trẻ em gái người dân tộc thiểu số.

Bên cạnh việc rà soát, ban hành chính sách, văn bản có liên quan đến trẻ em DTTS, Ủy ban Dân tộc triển khai các hoạt động nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em dân tộc thiểu số.

Uỷ ban Dân tộc cũng đã nỗ lực chủ động triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao năng lực, nhận thức về quyền trẻ em vùng dân tộc thiểu số cho cán bộ làm công tác dân tộc ở trung ương và địa phương.

Việc tuyên truyền về bình đẳng giới liên quan đến trẻ em dân tộc thiểu số đã được lồng ghép vào các chính sách, đề án, như đề án: “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”.

Đề án này đã thực hiện biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu cung cấp thông tin, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, gia đình và trẻ em; xây dựng các mô hình thí điểm để thúc đẩy bình đẳng giới ở những địa bàn có nguy cơ cao về bất bình đẳng giới, đặc biệt là các địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống; phối hợp với Báo Dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc xây dựng tờ chuyên trang trên báo, tạp chí để cung cấp thông tin, tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam xây dựng chuyên mục Tuyên truyền Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam...

Ủy ban Dân tộc đẩy mạnh việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”, trong đó tập trung vào trẻ em dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn; Công tác truyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về trẻ em; trao đổi thông tin, và phối hợp giải quyết các vụ việc xâm hại trẻ em tiếp tục được triển khai thực hiện đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác trẻ em của cả hệ thống chính trị; thực hiện lồng ghép quyền trẻ em vào kế hoạch hoạt động của đơn vị.

Công tác phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương hình thành mạng lưới các nhà tài trợ, các tổ chức trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ của các địa phương đối với trẻ em và phụ nữ dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc cũng cho rằng việc thực hiện các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 sẽ đem lại nhiều lợi ích cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong đó có đối tượng là trẻ em.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.