Ngôi làng Ấn Độ tổ chức hội ném phân bò để khép lại mùa lễ hội Diwali

0:00 / 0:00
0:00
Người dân làng Gumatapura háo hức với hội ném phân bò. (Ảnh: Hindustantimes)
Người dân làng Gumatapura háo hức với hội ném phân bò. (Ảnh: Hindustantimes)
TPO - Năm nay, những người dân ở làng Gumatapura ở miền nam Ấn Độ lại tổ chức lễ hội ném phân bò để khép lại mùa lễ hội Diwali.

Để chuẩn bị cho lễ hội này, dân làng thu thập phân bò từ chuồng nuôi của các gia đình rồi đưa đến một ngôi đền. Lễ hội bắt đầu sau khi một tu sĩ làm lễ xong. Đàn ông và các cậu bé thoả thích ném phân bò vào nhau mà không kiêng nể hay sợ nhiễm khuẩn.

Một số người theo Ấn Độ giáo tin rằng bò và mọi thứ liên quan đến con bò đều linh thiêng và thuần khiết. Nhiều bang ở Ấn Độ cấm giết bò lấy thịt. Các thành viên trong đảng của Thủ tướng Narendara Modi còn nói đến chuyện dùng nước tiểu của bò để phòng và chữa COVID-19, cùng với những bệnh khác.

Nhưng Diwali không phải lúc nào cùng gắn với lễ hội ném phân bò. Diwali là lễ hội quan trọng nhất trong năm ở Ấn Độ. Đó là thời gian để ăn mừng sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối, của kiến thức trước dốt nát và của cái thiện trước cái ác.

Với sự tham gia của hơn 1 tỷ người thuộc nhiều ngưỡng khác nhau trên khắp Ấn Độ và cộng đồng ở nước ngoài, lễ hội Diwali kéo dài 5 ngày được đánh dấu bằng việc cầu nguyện, lễ hội, pháo hoa, đoàn tụ gia đình và làm từ thiện. Đối với một số người, Diwali còn là sự bắt đầu của năm mới.

Nhưng có lẽ Diwali được biết đến nhiều nhất là lễ hội ánh sáng. Bắt nguồn từ từ dipavali trong tiếng Phạn, nghĩa là “dãy đèn”, Diwali là dịp người dân Ấn Độ thắp sáng những hàng đèn bằng đất sét treo trước nhà.

Ngôi làng Ấn Độ tổ chức hội ném phân bò để khép lại mùa lễ hội Diwali ảnh 1

Người Ấn Độ thường thắp đèn và thả đèn trong dịp lễ Diwali. (Ảnh: NatGeo)

Lễ hội này được tổ chức dựa trên lịch âm của Ấn Độ giáo. Diwali diễn ra khi trăng mới xuất hiện giữa các tháng Asvina và Kartika, thường rơi vào tháng 10 hoặc 11 của dương lịch. Năm nay, Diwali bắt đầu từ ngày 2/11 và chính lễ vào ngày 4/11.

Diwali là một lễ hội quan trọng đối với những người theo Ấn Độ giáo, nhưng cũng có sự tham gia của những người theo Jains, Sikhs và Phật giáo. Dù mỗi tôn giáo có cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của lễ hội này, nhưng hiểu chung đều là sự chiến thắng của điều thiện trước cái ác.

Theo NatGeo, Hindustan Times
MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Thăm ngôi nhà từng đón Bác Hồ ở và làm việc được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia

Thăm ngôi nhà từng đón Bác Hồ ở và làm việc được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia

TPO - Ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An có địa chỉ tại ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội), nằm ngay bên đê sông Hồng là nơi đầu tiên tại Thủ đô đón Bác Hồ trở về từ chiến khu Việt Bắc, chuẩn bị cho Ngày Quốc Khánh 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.