Tuy nhiên, một số bộ tộc Mỹ bản địa tin rằng con người vốn đã ở đây từ đầu, còn giới nghiên cứu khoa học cho rằng con người đã đến vùng đất này trong nhiều đợt khác nhau, sử dụng phương tiện khác nhau.
Khi Christopher Columbus và các nhà thám hiểm khác đi tàu đến Bắc Mỹ, họ tìm cách chiếm vùng đất này làm thuộc địa và nhận nó là của mình. Trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh và các hiệp ước khác nhau, thổ dân Mỹ có một lịch sử phức tạp, đau thương với thực dân châu Âu, khiến những người bản địa gặp nhiều khó khăn trên chính mảnh đất của mình trước sự bành trướng của người từ châu Âu.
Năm 1830, Tổng thống Mỹ Andrew Jackson thông qua Đạo luật loại bỏ người da đỏ, dẫn đến việc nhiều bộ tộc buộc phải rời khỏi vùng đất của tổ tiên họ và bị đẩy vào các khu bảo tồn.
Dù một số phong tục và truyền thống đã mất đi do quá trình thuộc địa hoá, chiến tranh và truyền giáo, nhiều bộ lạc đến ngày nay vẫn giữ được bản sắc độc đáo liên quan đến tổ tiên của họ.
Cuộc điều tra dân số gần đây nhất vào năm 2019 thống kê cộng đồng thổ dân Mỹ gồm 42 bộ tộc, với tổng số khoảng 1,6 triệu người.
Dưới đây là 5 nhóm đông nhất trong số 42 bộ tộc thổ dân Mỹ hiện nay:
Cherokee
Người Cherokee. (Ảnh: Getty Images) |
Dân số: 292.555
Đây là bộ tộc có dân số đông nhất trong số các bộ tộc ở Mỹ. Là hậu duệ của những người Iroquois, người Cherokee tiếp thu rất nhiều phong tục về trang phục, phương pháp canh tác và kiến trúc của người châu Âu, đồng thời có cả hôn phối với họ, tạo nên một nền văn hoá pha trộn được duy trì đến ngày nay.
Navajo
Người Navajo sống ở các bang tây nam nước Mỹ. (Ảnh: Getty Images) |
Dân số: 332.389
Được công nhận rộng rãi nhất và có dân số đông thứ hai trong các nhóm bộ tộc ở Mỹ, người Navajo sống ở các bang tây nam gồm Utah, Arizona và New Mexico. Là họ hàng gần gũi của người Apache, bộ tộc Navajo tạo ra phong cách kiến trúc bên ngoài gần giống của người Pueblo nhưng bên trong có nhiều phòng để ngăn sự xâm nhập của người ngoài. Vì bộ tộc này có ngôn ngữ độc nhất nên chính phủ Mỹ đã sử dụng nó để tạo nên một hệ thống mật mã trong Thế chiến 2.
Choctaw
Trước khu bảo tồn của người Choctaw. (Ảnh: Wikimedia) |
Dân số: 100.605
Người Choctaw bắt nguồn từ khu vực sông Mississippi và các phần của bang Alabama, nhưng là một trong năm bộ tộc miền nam đầu tiên phải chuyển tới Oklahoma theo chương trình tái định cư mang tên Con đường nước mắt mà Chính phủ Mỹ thực hiện. Bộ tộc này cưỡng lại nhiều ảnh hưởng của bên ngoài và cố gắng duy trì truyền thống của họ. Văn hoá Choctaw độc đáo ở chỗ nó đề cao vai trò của phụ nữ và trao cho phụ nữ vai trò làm chủ gia đình.
Chippewa
Người Chippewa. (Ảnh: Wikipedia) |
Dân số: 119.229
Còn có tên khác là Ojibwa hay Anishinaabe, bộ tộc Chippewa có họ hàng gần với người Ottawa, Potawatomi và các tộc người nói ngôn ngữ Algonquia khác. Xưa kia, người Chippewa sống quanh vùng Hồ lớn và ngày nay phần đông trong số họ vẫn ở đó. Người Chippewa có lịch sử buôn bán lông thú với Pháp và thường kết hôn với các thương nhân buôn lông thú từ Pháp.
Sioux
Một lễ hội của người Sioux. (Ảnh: Getty Images) |
Dân số: 118.850
Được biết đến với văn hoá săn bắn và chiến đấu mạnh mẽ, bộ tộc Sioux sống tại các bang Bắc Dakota, Nam Dakota, Nebraska, Minnesota, và Montana của Mỹ và cả ở nước láng giềng Canada. Họ được biết đến nhiều nhất với phong trào phản đối dự án xây dựng dự án đường dẫn khí đốt Dakota qua khu bảo tồn Standing Rock. Việc báo chí đưa tin về phong trào này đã huy động một làn sóng người ủng hộ cuộc đấu tranh của người Sioux.