Lên Lào Cai, thăm đền Mẫu Trịnh Tường

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đền Mẫu Trịnh Tường là nơi thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn là Thánh Mẫu thứ hai trong tam tòa thánh Mẫu, cai quản nhạc phủ - tức là cai quản vùng rừng núi, trấn giữ vùng biên ải.
Lên Lào Cai, thăm đền Mẫu Trịnh Tường ảnh 1
Một góc đền Mẫu Trịnh Tường.

Đền Mẫu Trịnh Tường được UBND tỉnh Lào Cai xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Sau đó, bằng nguồn vốn xã hội hóa, UBND huyện Bát Xát đầu tư xây dựng, tôn tạo đền Mẫu Trịnh Tường trên diện tích 9.245m2, thuộc thôn Phố Mới I, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Ngôi đền tọa lạc nơi có địa hình núi non sông nước hữu tình, gần dòng Thác Tây, một địa danh lịch sử trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Trải qua bao thăng trầm, ngôi đền nhiều lần bị phá hủy trở nên hoang tàn; những sắc phong, chuông đồng, lư hương… bị phá hủy hoặc thất lạc.

Lên Lào Cai, thăm đền Mẫu Trịnh Tường ảnh 2
Đoạn sông Hồng trước đền Mẫu Trịnh Tường

Khi nét đẹp trong tín ngưỡng thờ mẫu của nhân dân ta được nhìn nhận, đánh giá tích cực, ngôi đền được người dân xã Trịnh Tường góp sức phục dựng, tôn tạo lại và trở thành điểm sinh hoạt tâm linh của đông đảo người dân huyện Bát Xát và du khách thập phương.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai) cho biết, đền Mẫu Trịnh Tường có từ đầu thế kỷ 20, người Kinh lên Trịnh Tường làm ăn rồi xây dựng đền này.

Theo ông Sơn, đền Mẫu Trịnh Tường là nơi thờ vọng Mẫu Thượng Ngàn. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn là Thánh Mẫu thứ hai trong tam tòa thánh Mẫu, cai quản nhạc phủ - tức là cai quản vùng rừng núi, trấn giữ vùng biên ải.

“Đền thờ Mẫu chính là dấu tích của người Kinh, vì người Kinh có truyền thống đi đến đâu, xây dựng đền và thờ thánh Mẫu ở đó. Người Kinh lên Trịnh Tường là thời kỳ xây dựng đường sắt Điền Việt (tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội (Việt Nam) - Côn Minh (Trung Quốc), khởi công năm 1901), và đền Mẫu Trịnh Tường được xây dựng từ đó”, ông Sơn cho hay.

Ngôi đền án ngữ khu vực đầu nguồn sông Hồng từ ngã ba Lũng Pô, cách cột mốc biên giới số 94 (2) khoảng 30m, có vị trí hết sức quan trọng về an ninh - quốc phòng, trở thành “cột mốc tâm linh” nơi biên giới.

Phát huy và bảo tồn giá trị di tích lịch sử

Sau khi ngôi đền được phục dựng khang trang, lễ hội đền Mẫu Trịnh Trường cũng được phục hội, trở thành “món ăn” tinh thần của người dân Lào Cai và du khách thập phương.

Ông Phạm Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Trịnh Tường cho biết, lễ hội đền Mẫu Trịnh Tường được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức đúng với nghi thức truyền thống; phần hội là các tiết mục văn nghệ đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc với các môn thể thao truyền thống, thi giã bánh giầy, bịt mắt đánh trống, cờ tướng, đi cầu kiều...

Lên Lào Cai, thăm đền Mẫu Trịnh Tường ảnh 3
Rước kiệu tại lễ hội đền Mẫu Trịnh Tường vào ngày 10/3 âm lịch.

Lễ hội đền Mẫu Trịnh Tường được tổ chức trang trọng, đúng tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn; khai thác được những giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên hoạt động văn hóa, tín ngưỡng dân gian đa sắc màu, hấp dẫn và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Lễ hội được tổ chức hằng năm kết hợp hài hòa việc quảng bá, giới thiệu, xúc tiến phát triển du lịch, bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa của di tích Đền Mẫu và giá trị lịch sử của nó.

Lên Lào Cai, thăm đền Mẫu Trịnh Tường ảnh 4
Người dân tham dự lễ hội đền Mẫu Trịnh Tường.

“Thông qua lễ hội, chúng tôi phát huy và bảo tồn giá trị Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và tham quan du lịch của các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương. Đồng thời, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh gìn giữ bờ cõi của lớp lớp thế hệ cha ông”, ông Hưng cho hay.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.