Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885

TPO - Gần 140 năm trước, tại Huế từng xảy ra biến cố thất thủ kinh đô khiến nhiều quan binh, đồng bào vong mạng trước sự tấn công của quân Pháp. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế âm hồn, tưởng niệm các vong linh nhân kỷ niệm sự kiện lịch sử này.
Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 1

Ngày 11/7, tại di tích lịch sử văn hóa đàn Âm hồn (số 73 Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trang trọng tổ chức lễ tế âm hồn nhằm tưởng niệm 138 năm ngày thất thủ Kinh đô (1885-2023). (Ảnh: TTBTDTCĐ Huế)

Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 2

Lễ tế do ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm BTDT Cố đô Huế làm chủ lễ. (Ảnh: Đình Hoàng)

Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 3

Trước đó, lễ tế âm hồn tại đàn Âm hồn được tỉnh TT-Huế tổ chức hằng năm. Đây là dịp để tưởng nhớ hàng nghìn quan binh, chiến sĩ trận vong, đồng bào nạn vong và hy sinh giữa binh đao loạn lạc trong sự kiện thất thủ kinh đô xảy ra vào ngày 23/5 năm Ất Dậu (ngày 5/7/1885). (Ảnh: TTBTDTCĐ Huế)

Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 4

Từ năm 2018, lần đầu tiên, lễ tế âm hồn tại Âm hồn đàn diễn ra theo đúng nghi thức của triều đình nhà Nguyễn. (Ảnh: Đình Hoàng)

Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 5

Lễ tế được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục dựng bài bản với các nghi lễ chính theo nghi thức thời nhà Nguyễn dưới triều vua Duy Tân, gồm: lễ quán tẩy (rửa tay), lễ thướng hương (dâng hương), lễ sơ hiến tửu (dâng rượu lần đầu), lễ đọc chúc, lễ hành á hiến (dâng rượu lần thứ hai), lễ chung hiến (dâng rượu lần thứ ba), lễ dâng trà, lễ hóa văn tế… (Ảnh: Đình Hoàng)

Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 6

Lễ phẩm tại lễ tế gồm đủ tam sanh (bò, dê, heo). (Ảnh: Đình Hoàng)

Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 7

Trong mâm cỗ lễ tế được bày biện nhiều vật phẩm gần gũi với đời sống như bắp luộc, chè, trái cây, cháo thánh, cơm vắt, muối, một ghè nước chè lớn... cùng áo binh, giấy tiền, vàng mã. (Ảnh: TTBTDTCĐ Huế)

Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 8

Một đống lửa lớn được đốt lên theo quan niệm xưa để quan binh trận vong, đồng bào nạn vong trong đói, lạnh được sưởi ấm. (Ảnh: TTBTDTCĐ Huế)

Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 9

(Ảnh: TTBTDTCĐ Huế)

Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 10

Đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị tại địa phương và người dân hành lễ, dâng hương để tưởng nhớ nghĩa sĩ, đồng bào tử vong trong sự kiện thất thủ kinh đô Huế 1885. (Ảnh: Đình Hoàng)

Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 11

Theo ban tổ chức, lễ tế thể hiện đạo lý, nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam với đồng bào đã khuất; đề cao những giá trị nhân văn, gắn kết giữa con người với thế giới tự nhiên, tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong sự kiện thất thủ kinh đô Huế năm 1885. (Ảnh: Đình Hoàng)

Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 12
Lễ tế đặc biệt tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế 1885 ảnh 13

Đàn âm hồn được triều đình nhà Nguyễn lập năm 1894, dưới triều vua Thành Thái. Đây là nơi thờ tự, cúng tế vong linh các quan binh, đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô Huế. Năm 2013, di tích này đã được UBND tỉnh TT-Huế công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. (Ảnh: Đình Hoàng)

Theo tài liệu lịch sử, ngày 23/5 Ất Dậu (1885), Kinh thành Huế thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp. Hàng nghìn quan quân và dân chúng đã tử nạn trong cảnh binh đao loạn lạc. Từ năm 1894, triều đình nhà Nguyễn cho xây đàn Âm hồn và tổ chức lễ tế hằng năm vào ngày 23/5 âm lịch.

Việc tổ chức Lễ tế Âm Hồn không chỉ thể hiện sự tôn trọng lễ nghi, tình đồng bào, tấm lòng nhân đạo và tính nhân văn sâu sắc, mà còn là dịp nhắc nhở về một bài học lịch sử của đất nước.


Tin liên quan