Đặc sắc trình diễn trang phục truyền thống và hát dân ca xứ Lạng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong hai ngày 2 và 3/11, tại thành phố Lạng Sơn, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh tổ chức Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống và hát dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022.

Tham gia có gần 300 nghệ nhân, diễn viên không chuyên đến từ 11 huyện, thành phố với 24 tiết mục trình diễn trang phục truyền thống và 36 tiết mục dân ca. Các bộ trang phục đều đảm bảo tính truyền thống, nguyên gốc, đủ các phụ kiện đi kèm, thể hiện đúng phong tục tập quán, lễ nghi của từng dân tộc. Ở phần thi hát dân ca, các đoàn đã mang đến liên hoan nhiều loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc đặc sắc của địa phương với các thể loại hát đơn, hát tốp có múa phụ họa, trình diễn nhạc cụ dân tộc.

Đặc sắc trình diễn trang phục truyền thống và hát dân ca xứ Lạng ảnh 1

Hát Then, đàn tính là "đặc sản" của người Tày, Nùng Lạng Sơn. Ảnh: Duy Chiến

Đặc sắc trình diễn trang phục truyền thống và hát dân ca xứ Lạng ảnh 2
Đặc sắc trình diễn trang phục truyền thống và hát dân ca xứ Lạng ảnh 3

Lễ cầu mùa- tiết mục đặc sắc của người Dao xứ Lạng. Ảnh: Duy Chiến

Đặc sắc trình diễn trang phục truyền thống và hát dân ca xứ Lạng ảnh 4

Trang phục chàng trai người Nùng. Ảnh: Duy Chiến

Đặc sắc trình diễn trang phục truyền thống và hát dân ca xứ Lạng ảnh 5

Cô Đôi Thượng Ngàn- làn điệu hát Chầu văn rất ấn tượng. Ảnh: Duy Chiến

Ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Lạng Sơn cho biết: Với hơn 84% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, Lạng Sơn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc với trang phục truyền thống và những làn điệu dân ca của các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao, Sán Chay, Mông…

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải đặc biệt, 4 giải A, 7 giải B, 11 giải C, 20 giải khuyến khích cho hai phần thi trình diễn trang phục truyền thống và thi hát dân ca. Giải đặc biệt thuộc về phần trình diễn trang phục dân tộc Dao của huyện Lộc Bình.

Đặc sắc trình diễn trang phục truyền thống và hát dân ca xứ Lạng ảnh 6

Đặc sắc trang phục người Dao Đỏ. Ảnh: Duy Chiến

Đặc sắc trình diễn trang phục truyền thống và hát dân ca xứ Lạng ảnh 7

Cô gái người Mông với trang phục bắt mắt, cầu kỳ. Ảnh: Duy Chiến

Đặc sắc trình diễn trang phục truyền thống và hát dân ca xứ Lạng ảnh 8

Trang phục người Tày, Nùng được dệt bằng khung cửi truyền thống. Ảnh: Duy Chiến

Trong khuôn khổ liên hoan trình diễn trang phục truyền thống và hát dân ca, Sở VH-TT &DL cũng đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng, giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.