Độc đáo múa sư tử mèo Tày, Nùng xứ Lạng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong 2 ngày (21 và 22/10), tại thành phố Lạng Sơn, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thi múa sư tử dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng 2022 và Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị múa sư tử mèo Tày- Nùng Lạng Sơn”.

Tham gia Hội thi lần này có 10 đội múa sư tử đến từ các huyện trên địa bàn với sự tham gia của 160 nghệ nhân. Các đội múa sư tử thực hiện các bài múa tổng hợp như: Nghi thức chào, bái trống, nghi thức sư tử mở mắt, múa đi đường, múa chào nhau, vui ngày hội, lễ hội Lồng Tồng (hội xuống đồng). Múa sư tử mèo là hình thức biểu diễn tổng hợp, trong đó múa là chủ đạo, nhưng không tách rời khỏi nhạc và trò diễn. Đi đôi với múa là biểu diễn các bài quyền, kiếm, binh khí, đạo cụ như: Mặt báo đông, mặt nả lình (còn gọi là mặt khỉ), chiêng (là), chũm chọe (xụp xè, xấp xóa, nghé xả), đinh ba chạc (sam xa), gậy, đoản đao (pàn tao), kiếm, dao nhọn… trong múa sư tử mèo.

Độc đáo múa sư tử mèo Tày, Nùng xứ Lạng ảnh 1

Múa sư tử mèo là hình thức biểu diễn tổng hợp, trong đó múa là chủ đạo, nhưng không tách rời khỏi nhạc và trò diễn. Ảnh: Duy Chiến

Độc đáo múa sư tử mèo Tày, Nùng xứ Lạng ảnh 2

Nghệ nhân biểu diễn võ tay không và binh khí hỗ trợ màn múa sư tử mèo. Ảnh: Duy Chiến

Độc đáo múa sư tử mèo Tày, Nùng xứ Lạng ảnh 3

Tiết mục "Nhảy qua vòng lửa" ấn tượng của các nghệ nhân múa sư tử xứ Lạng -Ảnh: Duy Chiến

Độc đáo múa sư tử mèo Tày, Nùng xứ Lạng ảnh 4

Cùng với các nghệ nhân cao niên, Hội thi múa sư tử mèo Lạng Sơn lần này thu hút nhiều thanh thiếu niên nhi đồng tham gia. Ảnh: Duy Chiến

Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở VH-TT &DL tỉnh Lạng Sơn cho biết: Ngoài việc thể hiện tinh thần thượng võ của đồng bào miền núi qua những vũ điệu mạnh mẽ, khoẻ khoắn, múa sư tử còn là một hoạt động thể hiện khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đồng bào nơi đây quan niệm sư tử là tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt; sư tử đi đến đâu là mang theo hạnh phúc, no đủ và niềm vui đến đó.

Vậy nên ở Lạng Sơn, vào đầu năm mới đồng bào Tày, Nùng thường mời các đội múa sư tử vào nhà mình múa với quan niệm: sư tử xuất hiện sẽ xua đuổi tà ma, diệt mọi ôn dịch, biểu hiện sự thái bình và niềm tin vào một năm mới sung túc.

Độc đáo múa sư tử mèo Tày, Nùng xứ Lạng ảnh 5
Độc đáo múa sư tử mèo Tày, Nùng xứ Lạng ảnh 6

Sáng 22/10, rất đông nhà nghiên cứu, chuyên gia văn hóa trong và ngoài tỉnh tham gia "Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị múa sư tử Tày Nùng". Ảnh: Duy Chiến

"Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có khoảng 100 đội múa sư tử mèo, với gần 1.000 nghệ nhân tuổi từ 12 đến 55 tham gia biểu diễn cùng hàng chục nghệ nhân làm đầu sư tử mèo. Với những giá trị văn hóa truyền thống, Bộ VH-TT &DL đã công nhận múa sư tử của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn là loại hình di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017. Qua đó nhằm đưa loại hình này trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch hấp dẫn riêng có của xứ Lạng”, ông Nguyễn Phúc Hà chia sẻ.

Tối 21/10, tại vòng chung khảo Hội thi múa sư tử dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn 2022, Ban tổ chức đã lựa chọn công diễn 3 đội xuất sắc là: Đội múa sư tử mèo huyện Bình Gia, Văn Lãng, Cao Lộc và tiến hành trao giải thưởng cho các tập thể, cá nhân xuất sắc tham gia Hội thi.

Sau thành công của Hội thi múa sư tử mèo, sáng 22/10, Sở VH-TT & DL tỉnh Lạng Sơn tổ chức “Hội thảo khoa học về Bảo tồn, phát huy giá trị múa sư tử dân tộc tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa trong và ngoài tỉnh. Đã có trên 26 tham luận tập trung chuyên đề, làm rõ, khắc họa rõ nét về “Múa sư tử dân tộc Tày- Nùng: Lịch sử, nguồn gốc, giá trị và bản sắc” và “Thực trạng, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị múa sư tử mèo”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

R’cơm Bus dạy đánh cồng chiêng cho các em nhỏ trong làng

'Tarzan' của Tây Nguyên

TP - Vì có lối sống, tình yêu đặc biệt với núi rừng Tây Nguyên mà chàng trai Jrai 21 tuổi R’Cơm Bus có một thân thể rắn chắc, khoẻ mạnh được ví như Tarzan. “Tarzan” của Tây Nguyên còn thành thạo hơn 10 loại nhạc cụ dân tộc, mở lớp dạy học đánh cồng chiêng nhằm trao truyền, giữ gìn văn hoá dân tộc cho lớp trẻ làng Pleiku Roh.
Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú

Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú

TPO - Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình Nghệ thuật Chào mừng Tết Độc lập 2/9, Ngày hội Văn hóa, Thể thao các Dân tộc, Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2023, ngày 1/9, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã tái hiện Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú.