Liên hoan trình diễn trang phục dân tộc truyền thống dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 3696/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022.

Liên hoan nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số, tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc khu vực phía Bắc trong nền văn hoá đa dạng mà thống nhất của cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam.

Liên hoan dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 18 đến 20/11/2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, với sự tham gia của 800 nghệ nhân, diễn viên quần chúng các dân tộc đến từ 17 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

Với chủ đề "Sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc trong thời kỳ hội nhập và phát triển", trong khuôn khổ Liên hoan còn diễn ra nhiều hoạt động phong phú như: Hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc ngày 18/11; Hội thảo khoa học "Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" ngày 19/11; Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc ngày 19/11; Không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng và trình diễn thêu, dệt thủ công trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc từ ngày 18 đến 20/11; Triễn lãm trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc từ ngày 18 đến 20/11; Tổ chức tái hiện không gian Chợ phiên khu vực miền núi phía Bắc.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Diệu kỳ xứ voi

Diệu kỳ xứ voi

TP - Đến Tây Nguyên, bao du khách bị mê hoặc bởi những lễ hội, nghi lễ đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi bước chân đều vương ký ức huyền thoại nơi vùng đất thấm đượm hơi thở núi rừng, khiến người ta đắm mình trong đời sống muôn màu của Tây Nguyên.
R’cơm Bus dạy đánh cồng chiêng cho các em nhỏ trong làng

'Tarzan' của Tây Nguyên

TP - Vì có lối sống, tình yêu đặc biệt với núi rừng Tây Nguyên mà chàng trai Jrai 21 tuổi R’Cơm Bus có một thân thể rắn chắc, khoẻ mạnh được ví như Tarzan. “Tarzan” của Tây Nguyên còn thành thạo hơn 10 loại nhạc cụ dân tộc, mở lớp dạy học đánh cồng chiêng nhằm trao truyền, giữ gìn văn hoá dân tộc cho lớp trẻ làng Pleiku Roh.