Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn

0:00 / 0:00
0:00
Chàng trai, cô gái người dân tộc Mông (Lạng Sơn) hò hẹn ngày nắng mới -Ảnh: M.H
Chàng trai, cô gái người dân tộc Mông (Lạng Sơn) hò hẹn ngày nắng mới -Ảnh: M.H
TPO - Chớm đông, trong cái se lạnh trên đỉnh núi Mẫu Sơn, các trai bản, sơn nữ xúng xính vận đồ quần áo dân tộc đẹp mắt, đa sắc màu.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, thuộc vùng Đông Bắc, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, trong đó có 7 dân tộc chủ yếu: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Sán Chay, Hoa, Mông. Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch 117/KH-UBND về việc thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện đề án, trong 2 ngày nghỉ cuối tuần, các nghệ nhân, văn nghệ sỹ xứ Lạng thực hiện chương trình bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc Lạng Sơn năm 2021 do Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Lạng Sơn tổ chức.

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 1

Nam thanh, nữ tú người Tày, Nùng Lạng Sơn trong trang phục dân tộc -Ảnh: M.H

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 2

Trang phục của người Tày làm bằng vải chàm, màu xanh hoặc xám đen, nhưng họa tiết ở viền, góc áo và cúc thì rất cầu kỳ -Ảnh: M.H

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 3

Ảnh: M.H

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 4

Trang phục người Mông xứ Lạng khá sặc sỡ, bắt mắt -Ảnh: T. Liên

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 5

Trang phục dân tộc thiểu số Lạng Sơn được tôn thêm nhờ những cảnh đồi núi hoang dã, lãng mạn -Ảnh: T.Liên

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 6

Người Dao sống trên núi Mẫu Sơn trong trang phục dân tộc -Ảnh: M.H

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 7

Nét đẹp hàng ngày đậm chất thổ cẩm, sắc tộc ở những bản làng người Tày, Nùng xứ Lạng -Ảnh: M.H

Các trang phục đa sắc màu, riêng có đua nhau khoe với người xem và nó càng được tôn thêm vẻ đẹp, kiêu sa cạnh những nhành mận trắng, cành đào thắm đỏ bên hiên nhà trình tường. Dáng chàng trai người Dao hùng dũng trên non cao và nét dịu dàng của các cô gái Tày, Nùng thẹn thùng bên “thiên đường lau sậy”…

Chị Mai Hảo, người Tày công tác tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn đang ở đỉnh Công Sơn- Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) cho biết, cảnh đẹp nên ai cũng muốn có những bức ảnh ấn tượng. Không cưỡng được sự hứng thú, có người chia sẻ hình ảnh trên trang mạng cá nhân, ngay lập tức được đông đảo bạn bè trầm trồ khen ngợi. Nhiều du khách các tỉnh thích thú và hỏi đường lên với non cao xứ Lạng cũng như nhờ thuê những bộ váy, quần áo người dân tộc thiểu số để được trải nghiệm, chụp ảnh.

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 8

Chuyện tình Mẫu Sơn giữa chàng trai, sơn nữ người Dao -Ảnh: M.H

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 9

Người Dao Công Sơn (huyện cao Lộc), Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) còn sử dụng kèn Pí lè báo niềm vui, gọi bạn tình trên non cao -Ảnh: M.H

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 10

Ngày mùa của các cô gái người Tày vùng biên giới Lạng Sơn -Ảnh: M.H

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 11

Ngày nắng lên, đôi ta hò hẹn -Ảnh: M.H

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 12

Trang phục người Tày, Nùng gắn liền với nhà trình tường, thiên nhiên, cây lá -Ảnh: M.H

Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn ảnh 13

Hào sảng những chàng trai, cô gái xứ Lạng -Ảnh: M.H

Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở VH-TT & DL tỉnh Lạng Sơn cho biết, việc làm trên góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc Việt Nam, đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức gìn giữ và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc xứ Lạng.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.