Người Sán Chỉ giữ gìn trang phục dân tộc

0:00 / 0:00
0:00
Trang phục truyền thống luôn gắn với sinh hoạt, lao động của người Sán Chỉ. Ảnh: T. Linh
Trang phục truyền thống luôn gắn với sinh hoạt, lao động của người Sán Chỉ. Ảnh: T. Linh
TP - Trường tồn qua năm tháng, người Sán Chỉ ở xã Thống Nhất, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn luôn có ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc, trong đó có nét văn hóa đặc sắc trang phục truyền thống.

Tại xã Thống Nhất, đa số dân cư là dân tộc Sán Chỉ với trên 1.600 người. Bà con sống quần cư bình yên bên những triền đồi, núi với công việc thuần nông nuôi trồng, canh tác nông nghiệp.

Bà Hoàng Thị Giáp, nghệ nhân làm trang phục Sán Chỉ ở địa phương chia sẻ: Không rực rỡ, cầu kỳ như trang phục truyền thống của người Dao, người Mông, trang phục của người Sán Chỉ có phần mộc mạc nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp riêng, độc đáo, mang một vẻ đẹp thuần khiết và bình dị với màu sắc chủ đạo là màu chàm đen được tạo nên từ bàn tay cần cù, khéo léo, tinh tế của người phụ nữ Sán Chỉ.

“Thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, ngành Văn hóa Lạng Sơn tiến hành kiểm kê trang phục truyền thống trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó có trang phục người Sán Chỉ, từ đó có biện pháp bảo tồn và phát huy”.

Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở VH-TT &DL Lạng Sơn

“Theo phong tục của dân tộc Sán Chỉ trước đây, tất cả phụ nữ đều phải biết tự may bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Các cô gái khi đi lấy chồng buộc mang theo những bộ quần áo thật đẹp, may thật khéo để mang về nhà chồng làm của hồi môn. Vì vậy, ngay từ khi mới 7 đến 8 tuổi, các bé gái đã được bà, mẹ cho làm quen với cây kim, sợi chỉ. Vì được làm hoàn toàn bằng thủ công nên hoàn thành một bộ quần áo, chúng tôi phải mất từ 3 đến 5 ngày” - Bà Giáp nói.

Nói rồi, bà Giáp giới thiệu: Quần của phụ nữ Sán Chỉ được cắt theo kiểu chân què, đũng chéo, dài tới mắt cá chân. Áo đi theo cặp gồm áo trong là loại áo cánh ngắn 4 thân xẻ ngực, bên ngoài là áo chàm 5 thân dài quá đầu gối, chiết eo, gần giống áo của phụ nữ Tày nhưng không dùng thắt lưng. Khi mặc trang phục truyền thống, họ phải vấn tóc, đội khăn vuông bên ngoài. Khăn được may bằng vải chàm đen, thêu ở 4 góc. Họ thường đeo túi (thông) màu trắng, tết bằng sợi. Đồ trang sức gồm vòng tay, vòng cổ, hoa tai được làm bằng bạc… nom bình dị mà sang quý.

Trang phục nam dân tộc Sán Chỉ cũng rất mộc mạc nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn. Áo nam là loại áo cánh ngắn tứ thân, hai bên nẹp áo đính hàng cúc vải gồm 5 khuy, áo có hai túi nhỏ ở hai bên vạt trước. Quần dài đến mắt cá chân, cạp rộng bản, được làm từ một miếng vải trắng may đính vào thân quần. Đũng và ống quần rộng để thuận lợi cho việc leo núi đồi...

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.