Nét độc đáo trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mông ở Hà Giang

0:00 / 0:00
0:00
Chiếc khăn xếp của phụ nữ Mông trắng tỉnh Hà Giang. Ảnh: LangvietOnline
Chiếc khăn xếp của phụ nữ Mông trắng tỉnh Hà Giang. Ảnh: LangvietOnline
TPO - Đối với phụ nữ Mông trang phục chính là của cải. Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mông không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.

Trang phục của phụ nữ Mông ở Hà Giang chia làm 4 nhóm: Mông trắng, Mông hoa xanh, Mông hoa đỏ và Mông đen. Trang phục của người phụ nữ dân tộc Mông luôn rất sặc sỡ. Trong đó nổi bật nhất là các loại áo váy của phụ nữ Mông trắng với váy màu trắng được xếp thành ly khi bước đi tạo nhịp điệu xúng xính, đung đưa, kết hợp với những đồ trang sức như vòng cổ, hoa tai...

Nét độc đáo trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mông ở Hà Giang ảnh 1

Áo váy của phụ nữ Mông trắng với váy màu trắng được xếp thành ly kết hợp với những đồ trang sức như vòng cổ, hoa tai... Ảnh: LangvietOnline

Nét đặc sắc trên trang phục của dân tộc Mông chính là từ chất liệu vải lanh. Theo truyền thống, trồng lanh dệt vải lanh, may áo lanh, thêu dệt thổ cẩm, vẽ sáp nhuộm hoa văn…đã trở thành nghề truyền thống của người con gái Mông.

Theo quan niệm xa xưa, vải lanh có ý nghĩa tâm linh với người Mông trong ý nghĩa sâu xa, sợi chỉ lanh được coi là sợi chỉ dẫn linh hồn người chết đến với tổ tiên, nên những tấm vải lanh, đến các bộ trang phục truyền thống thường xuất hiện trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống của người Mông.

Chiếc váy của người phụ nữ dân tộc Mông không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất, mà còn đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ. Váy được trang trí đẹp còn là thước đo tài năng của người phụ nữ Mông.

Theo truyền thống, ngay từ nhỏ các em gái người Mông đã được các bà, các mẹ, các chị dạy may vá thêu thùa, để khi lớn lên các cô gái Mông có thể tự may các bộ trang phục làm của hồi môn khi đi lấy chồng. Đối với phụ nữ Mông nói chung, trang phục chính là của cải.

Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của người Mông thiên về màu sắc. Đó là sự phối kết hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Không quá chú trọng đến họa tiết, hoa văn trên váy áo của người Mông là sự phối màu cũng như đan xen, thay đổi chất liệu bằng các mảng trơn (ghép vải), mảng nổi (thêu) hay các chi tiết khiến cho nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông thật độc đáo và khác biệt so với một số các dân tộc khác.

Về mặt kỹ thuật, mỹ thuật trong các khâu dệt vải và tạo hoa văn trên vải hay các sản phẩm từ vải, người Mông đã biết vận dụng nhiều kỹ năng, kỹ xảo một cách thuần thục như dệt, thêu, ghép và vẽ trên vải.

Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm kỹ thuật riêng mà họ đã biết tận dụng những ưu điểm để bổ sung cho nhau, tạo thành một giao hưởng hoàn chỉnh cho nghệ thuật tạo hình trên sản phẩm dệt. Mỗi loại trang phục đều mang vẻ đẹp độc đáo và riêng biệt, qua đó thể hiện sự đa dạng trong văn hóa của mỗi nhóm người Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Sự kết hợp hài hòa khéo léo trong bộ trang phục của người Mông đã tạo nên cho họ một sắc thái khỏe khoắn bền bỉ làm bừng lên sức sống mãnh liệt của những con người nơi núi rừng hoang vu. Mỗi loại trang phục đều mang vẻ đẹp độc đáo và riêng biệt, qua đó thể hiện sự đa dạng trong văn hóa của mỗi nhóm Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.