Xôi tím Tây Bắc trên Tây Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
TP - Mỗi khi Tây Nguyên mở hội, phần thu hút đông đảo du khách là cuộc thi ẩm thực. Trong vô số món đặc sản của các dân tộc anh em, nhiều người không thể quên món xôi tím vừa đẹp mắt lại thơm ngon, béo dẻo của đồng bào Thái.

Trong lần tham gia lễ hội các dân tộc trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chúng tôi được tận thấy phương pháp đồ xôi cách thủy bằng chõ gỗ rất độc đáo của đồng bào Thái. Để kịp thời gian, các đầu bếp đã sơ chế trước phần gạo nếp và tạo màu tự nhiên cho xôi. Món xôi này được đồ trong chiếc chõ gỗ nguyên khối trông rất lạ mắt và được nấu trên bếp củi.

Xôi tím Tây Bắc trên Tây Nguyên ảnh 1

Chị Lù Thị Hạnh tham gia đồ xôi tím bằng chõ trong một lễ hội

Chị Lù Thị Hạnh (dân tộc Thái, ở thôn 1, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột) - đầu bếp chính trong cuộc thi ẩm thực trên cho biết, gia đình chị từ Sơn La vào Tây Nguyên đã hơn 20 năm. Dẫu vậy, chị vẫn gìn giữ hầu hết phong tục, tập quán và cả các món ăn truyền thống, trong đó có xôi tím. Theo chị Hạnh, món xôi tím của người Thái đặc biệt ở phần tạo màu tự nhiên từ cây Khẩu cắm (loại cây rừng chỉ mọc ở vùng cao) và kỹ thuật đồ xôi trong chiếc chõ.

Xôi tím Tây Bắc trên Tây Nguyên ảnh 2
Chiếc chõ luôn gắn liền với đồng bào Thái

Trước khi nấu, đầu bếp đun sôi nước lá Khẩu cắm cho đến khi chuyển màu tím sánh. Gạo nấu xôi cũng được tuyển chọn loại nếp nương hạt to, mẩy đều, đem ngâm, vo, đãi thật sạch. Khi nước màu đã nguội thì cho gạo nếp vào ngâm từ 8- 10 tiếng cho hạt gạo thấm đều màu tím rồi vớt ra để ráo nước, đổ vào chõ đồ trên bếp lửa. Xôi tím có màu đậm hay nhạt phụ thuộc vào nước lá Khẩu cắm đặc hay loãng và kinh nghiệm đồ xôi của mỗi người. Để hương vị xôi tím thêm thơm ngon, chõ gỗ đồ xôi phải sạch sẽ và phải luôn giữ ngọn lửa đều, than hồng cho đến khi xôi chín đều.

Chõ xôi tím đúng chuẩn phải có màu tím tươi, hạt bóng dẻo, thơm đậm, cầm, nắm nhưng không bị dính tay. Đồng bào Thái thường ăn xôi tím với muối vừng hoặc ăn kèm món thịt lợn ram mằn mặn, ăn chỉ thấy no chứ không ngấy.

Những nét văn hóa đặc sắc của người Thái tạo nên một mảnh ghép đa sắc màu, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trên Tây Nguyên.

Theo quan niệm của đồng bào Thái, hạt gạo nếp tượng trưng cho sự no đủ, kết hợp với sắc tím từ lá Khẩu cắm mang ý nghĩa đất đai trù phú, quý giá. Do đó, trong các dịp lễ, Tết, những ngày quan trọng trong gia đình hoặc thết đãi khách quý, người Thái luôn nấu món xôi tím. Trên gian bếp mỗi gia đình đều có chiếc chõ bằng gỗ dùng để đồ xôi và nhiều món ăn truyền thống khác.

Mỗi mùa vụ đến, đồng bào Thái thường dành một mảnh đất ở đồi cao để trỉa hạt nếp. Nếp nương không chỉ để đồ xôi ngon mà còn là nguyên liệu cho loại rượu nếp tuyệt đỉnh của người Thái. Dù xa quê nhiều năm, đồng bào Thái vùng Tây Bắc vẫn hướng về nguồn cội. Họ vẫn gìn giữ trang phục áo cóm, váy đen, khăn piêu; giữ điệu múa sạp, múa cộng đồng; ném còn, đập niêu; giữ những món ăn truyền thống như xôi tím, thịt lợn gác bếp, rượu nếp…

:

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.