Ấn tượng trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ

0:00 / 0:00
0:00
Phụ nữ Dao đỏ thôn Bản Lục, xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong trang phục truyền thống. Ảnh: Báo Tuyên Quang
Phụ nữ Dao đỏ thôn Bản Lục, xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong trang phục truyền thống. Ảnh: Báo Tuyên Quang
TPO - Để bộ trang phục thêm phần rực rỡ và ấn tượng hơn các cô gái người Dao đỏ đã đính những quả bông len màu đỏ, to tròn được được đặt liền kề nhau, chạy dọc từ vai đến thắt lưng. Những quả bông len này đã tạo ra nét đặc trưng riêng trên trang phục người phụ nữ. Đây cũng là điểm nổi bật để phân biệt người Dao đỏ với các nhóm Dao khác trong cộng đồng người Dao.

Theo quan niệm của người Dao đỏ, màu đỏ mang lại hạnh phúc, may mắn, đầy đủ và tạo ra năng lượng tích cực cho con người. Chính vì vậy đây là gam màu chủ đạo được họ sử dụng trong trang trí trang phục truyền thống. Chất liệu được sử dụng để làm nên bộ trang phục này thường được dùng bằng vải lanh đã qua nhuộm chàm một cách kỹ lưỡng. Từ đó, bằng đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ đã thêu những nét hoa văn, chắp ghép những trang sức bằng bạc. Những họa tiết được thêu thường rất phong phú, đa dạng như hoa lá, cỏ cây, rừng núi, loài động vật…

Trang phục truyền thống của người Dao đỏ thường được mặc vào mỗi dịp quan trọng như lễ hội, cưới xin. Một bộ trang phục của người phụ nữ Dao đỏ bao gồm: Áo, yếm áo, quần, khăn vấn đầu, thắt lưng và các đồ trang sức khác đi kèm. Nét độc đáo trong bộ trang phục này được những người phụ nữ dân tộc Dao đỏ trang trí bằng nhiều hoa văn phong phú đẹp mắt với màu sắc cơ bản là chàm, đỏ và trắng.

Ấn tượng trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ ảnh 1
Nghệ thuật trang trí lên trang phục của người Dao đỏ ở Tuyên Quang đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Trang phục truyền thống của phụ nữ người Dao Đỏ là chiếc áo tứ thân màu chàm hoặc đen dài ngang ống chân. Ở viền nẹp ngực, tà áo và đầu ống tay áo được trang trí bằng các họa tiết hình dấu chân hổ, hình răng cưa, quả trám, thập ngoặc và hình hoa cúc... Những họa tiết này không chỉ giúp làm đẹp cho chiếc áo mà còn thể hiện mong ước một cuộc sống phú quý, hạnh phúc, gia đình khỏe mạnh của dân tộc Dao.

Quần luôn cùng màu với áo gồm những hoa văn và họa tiết được thêu tỉ mỉ ở nửa dưới của hai ống quần là: Hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ - vàng - trắng, hình cây thông, hình chữ vạn... Khăn đội đầu (hay còn gọi là Goòng phà) được thêu kín các họa tiết trang trí hình tam giác, hình quả trám mô phỏng chiếc cối giã gạo bằng sức nước của người Dao. Qua đó, mong muốn mùa màng bội thu, cơm gạo đủ đầy.

Để bộ trang phục thêm phần rực rỡ và ấn tượng hơn các cô gái người Dao đỏ đã đính những quả bông len màu đỏ, to tròn được được đặt liền kề nhau, chạy dọc từ vai đến thắt lưng. Những quả bông len này đã tạo ra nét đặc trưng riêng trên trang phục người phụ nữ. Đây cũng là điểm nổi bật để phân biệt người Dao đỏ với các nhóm Dao khác trong cộng đồng người Dao.

Ở mỗi vùng của bản người Dao lại có những phần trang trí quả bông và số lượng quả bông khác nhau tùy theo quan niệm. Trang phục của người phụ nữ ở xã Hùng Mỹ, Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) có 9 quả bông, kích cỡ lớn, thì ở xã Sơn Phú, huyện Na Hang có 11 quả bông, kích cỡ bé hơn. Trang phục người Dao ở Bạch Xa, xã Tân Thành, Minh Khương, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) chỉ có những tua rua màu đỏ quanh viền áo trước ngực.

Để làm ra những quả bông màu đỏ những người phụ nữ phải đến các chợ phiên ở vùng cao mua các sợi len nhiều màu. Quả bông lấy màu đỏ là màu chủ đạo, còn các màu khác như vàng, đen… được điểm vào các quả bông tạo cho quả bông thêm rực rỡ và đẹp mắt. Theo chị Phùng Thị Choáng, thôn Bản Lục, huyện Na Hang để làm ra quả bông len phải trải qua rất nhiều công đoạn tỷ mỷ, đòi hỏi những người có kinh nghiệm trong thêu thùa mới làm ra được quả bông chắc chắn và nở xòe.

Quả bông len trên trang phục của phụ nữ Dao đỏ luôn tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với người xung quanh, đặc biệt là các chàng trai đang tuổi kén vợ. Các cô gái người Dao đỏ mặc trang phục truyền thống khi đi hội, xuống chợ… như đem theo “mặt trời” đỏ rực bừng sáng cả không gian.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.
Nâng cao chất lượng đời sống phụ nữ dân tộc thiểu số theo tôn giáo

Nâng cao chất lượng đời sống phụ nữ dân tộc thiểu số theo tôn giáo

TPO - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương vừa phối hợp với tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức Hội thảo “Rà soát thực trạng những vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đặt ra tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi và giải pháp can thiệp, hỗ trợ nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ DTTS theo tôn giáo".