Lễ Et Đông của người Giơ Lâng

0:00 / 0:00
0:00
Già làng A Jring Đeng chuẩn bị cho lễ Et Đông tại nhà rông. Ảnh: Sở VH,TT&DL
Già làng A Jring Đeng chuẩn bị cho lễ Et Đông tại nhà rông. Ảnh: Sở VH,TT&DL
TPO - Lễ Et Đông (Tết ăn con dúi) của người Giơ Lâng (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào cuối tháng 5 vừa qua.

Lễ Et Đông hay còn gọi Tết ăn con dúi là một trong những lễ hội đặc sắc của người Giơ Lâng (một nhánh của người Bana sống tập trung chủ yếu ở xã Tân Lập và xã Đăk TRe, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum)

Đối với người Giơ Lâng, con dúi là con vật được nhóm người Giơ Lâng Ba Na tôn kính và thờ Thần Dúi, xem Dúi là con vật thiêng, biểu tượng của sự cần cù, siêng năng và ấm no.

Lễ "Ét đông" thường được tổ chức vào 2 ngày đầu tháng Mười dương lịch hàng năm, khi cây lúa bắt đầu trổ bông, ngậm hạt. Lễ hội để cầu mong một năm thu hoạch mùa màng thuận lợi, người dân trong buôn được ấm no, hạnh phúc, cũng là dịp để tổ tiên, ông, bà về thăm con cháu. Lễ hội cũng là dịp gắn kết tình cảm của cả cộng đồng làng.

Để chuẩn bị cho lễ Et Đông, già làng yêu cầu mỗi gia đình khi đi rừng hay lên nương rẫy phải tìm được ít nhất là một con dúi. Sau đó mang về làm sạch ruột, ướp muối, luộc chín rồi treo lên giàn bếp để dành. Mặt khác, các gia đình phải chuẩn bị một ghè rượu ngon. Đây là hai lễ vật bắt buộc, không thể thiếu để dâng lên Yàng trong ngày lễ.

Lễ Et Đông chỉ diễn ra trong hai ngày hai đêm nhưng mọi gia đình đều chuẩn bị chu đáo từ nhiều ngày trước đó. Một số trai trẻ trong buôn được già làng phân công vào rừng chặt cây về làm cây nêu trước nhà rông và dựng ở cổng làng để đón chào khách.

Sau khi làm lễ tại nhà riêng, lễ chính tổ chức vào buổi sáng tại nhà rông, mỗi gia đình đều có một người đại diện tham gia. Tất cả mọi nhà góp mặt đầy đủ ở nhà rông mới tiến hành nghi lễ.

Lễ Et Đông của người Giơ Lâng ảnh 1

Lễ Ét Đông đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: CAND

Sau khi sắp ghè rượu xong, các gia đình lấy lá chuối tươi lót sàn, sau đó dùng lá peng rừng để gói gạo. Gia đình có bao nhiêu người thì gói bấy nhiêu hạt gạo và cộng thêm 1 hạt rồi đặt bên ghè rượu của gia đình mình.

Sau hai ngày chính của lễ hội, các gia đình đem về nhà mới được mở gói lá ra.

Theo quan niệm của người Giơ Lâng, sau khi kết thúc lễ Et Đông nếu mở ra trong gói còn đủ số hạt gạo ban đầu là điều may mắn. Còn chẳng may gạo trong gói gạo bị mất hay hư hỏng là báo điềm không tốt, gia đình cần đề phòng, tránh rủi ro, xui xẻo.

Sau lễ Et Đông, các gia đình trong buôn làng mới được làm nhà mới, sửa nhà, ma chay, cưới hỏi. Lễ Et Đông là lễ hội dân gian độc đáo và có quy mô lớn, được lưu giữ, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nét đẹp truyền thống tự hào của người Giơ Lâng.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.