Công bố thêm nhiều Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Các di sản vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt này thuộc các lĩnh vực tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống...
Công bố thêm nhiều Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia ảnh 1

Nghệ thuật Khèn của người Mông

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố các quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại tỉnh Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái.

Theo đó, 12 di sản ở các tỉnh, thành phố được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này, gồm:

1. Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru của người Tày, xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

2. Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Khèn của người Mông, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

3. Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Tày, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

4. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng, huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

5. Tri thức dân gian Nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì, xã Sín Thầu, xã Leng Su Sìn, xã Sen Thượng, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

6. Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật múa của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

7. Nghề thủ công truyền thống Nghề rèn của người Mông, tỉnh Điện Biên.

8. Tri thức dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tri thức về cọn nước của người Tày, xã Trung Hà, xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, xã Côn Lôn huyện Na Hang, xã Phúc Yên huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

9. Lễ hội truyền thống Lễ hội đình Hồng Thái, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

10. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

11. Tri thức dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày, xã Hồng Quang, xã Khuôn Hà, xã Thượng Lâm, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

12. Lễ hội truyền thống Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ, Phường Bưởi, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.