Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Phát động từ hai năm trở lại đây, phong trào vận (mặc) áo dài truyền thống đã lan tỏa tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương ở TT-Huế. Dịp cuối năm học, nhiều ngôi trường tại Huế đã vận động giáo viên, học sinh vận cổ phục truyền thống để tham gia các hoạt động giảng dạy, học tập, lễ hội, giao lưu, giải trí và chụp hình lưu niệm tại trường.

Tháng 9/2021, tỉnh TT-Huế chính thức triển khai đề án “Huế - Kinh đô áo dài của Việt Nam", nhằm hướng đến phục hưng và lan tỏa phong trào mặc áo dài truyền thống trong cộng đồng. Trước đó, phong trào vận áo dài truyền thống đã từng bước lan tỏa tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương ở TT-Huế.

Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 1
Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 2
Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 3
Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 4

Cô, trò Trường Tiểu học Quang Trung (TP Huế) hào hứng với áo dài truyền thống khi đến lớp. Ảnh Bảo Minh

Hưởng ứng đề án, không ít cơ quan, đơn vị tại Huế đã vận động cán bộ, công chức, người lao động thực hiện mặc áo dài truyền thống vào ngày thứ Hai đầu tuần.

Phong trào này hiện lan tỏa mạnh mẽ tới nhiều trường học xứ Huế. Không chỉ có những cô giáo luôn thướt tha mềm mại trong tà áo dài truyền thống khi đến lớp giảng dạy, mà nhiều nam giáo viên, học sinh nhỏ tuổi cũng hứng thú với việc mặc áo dài mỗi dịp trường có các hoạt động lớn như khai giảng, tổng kết cuối năm học hay lễ hội.

Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 5
Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 6
Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 7
Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 8

Tạo dáng trước ống kính với áo dài truyền thống nhiều màu sắc. Ảnh: Bảo Minh

Thời gian gần đây, những tiểu thương, người lao động thuần túy cũng đã tìm đến với áo dài. Tại chợ Đông Ba - ngôi chợ lớn nhất xứ Huế, nhiều tiểu thương cũng tỏ ra thích thú với việc mặc áo dài truyền thống khi bán hàng cho khách, tạo ra một hình ảnh giàu bản sắc.

Tỉnh TT-Huế cũng từng có những hoạt động “kích cầu” nhằm lan tỏa đề án “Huế - Kinh đô áo dài”, để trang phục truyền thống này trở nên gần gũi hơn trong đời sống. Nhiều dịp lễ lớn, tỉnh đã thực hiện chính sách miễn phí hoàn toàn cho du khách nữ khi mặc áo dài đến tham quan di sản Cố đô Huế.

Trong dịp lễ cuối năm học diễn ra mới đây, học sinh, giáo viên các Trường tiểu học Vĩnh Ninh, Quang Trung (TP Huế)... cũng đồng loạt mặc áo dài đến trường tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội và hào hứng chụp hình lưu niệm.

Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 9
Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 10

Những hình ảnh đáng yêu. Ảnh Bảo Minh

Tại trường Tiểu học Vĩnh Ninh, khi diễn ra lễ hội giao lưu cuối năm học với chủ đề “Sắc Huế trong em”, điều khiến nhiều người ấn tượng đó là tất cả giáo viên và học sinh được khuyến khích mặc áo dài truyền thống tham dự sự kiện.

Tương tự, cô trò trường tiểu học Quang Trung cũng vừa có các hoạt động ngoài trời và trong lớp với trang phục áo dài truyền thống nhiều màu sắc dịp cuối năm học.

Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh TT-Huế, cho biết, thật thú vị khi nhìn học sinh, giáo viên tại Huế mặc cổ phục. Như tại Trường Tiểu học Quang Trung, mặc dù thiếu thời gian chuẩn bị, mọi thứ chưa thực sự được chỉn chu, nhưng nhìn các học sinh nhí mặc cổ phục như vậy cũng rất tự nhiên.

Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 11
Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 12
Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 13
Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 14
Cô, trò xứ Huế hứng thú mặc cổ phục truyền thống dịp lễ cuối năm học ảnh 15

Học sinh Trường tiểu học Vĩnh Ninh (TP Huế) thích thú khi mặc áo dài đến trường vào dịp lễ hội cuối năm học. Ảnh: Ngọc Văn

Ông Hải cho rằng, khi thực hiện đề án, một trong những nội dung quan trọng nhất là phải xây dựng được các hoạt động thường xuyên, để quảng bá hiệu quả hình ảnh “Huế - Kinh đô áo dài” đến với cộng đồng trong và ngoài nước; phải tạo ra một trung tâm trình diễn về vẻ đẹp áo dài, tạo điểm đến trải nghiệm và mua bán sản phẩm áo dài truyền thống cho du khách khi tham quan Huế.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.