Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian

TPO - Chiều 8/7, tại TP Huế, Sở Văn hóa Thể thao (VHTT) tỉnh TT-Huế tổ chức hội thảo “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, qua đó khẳng định đây là vùng đất đã sản sinh ra chiếc áo dài truyền thống - một biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh TT-Huế, hội thảo lần này nhằm tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, người đã có công trong việc cải cách trang phục Đàng Trong, góp phần khai sáng áo dài; và tri ân vua Minh Mạng, người có công nâng tầm, tôn vinh áo dài trở thành quốc phục của nước ta.

Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 1

Mẫu áo dài xưa được phục chế (treo trên giá) và trang phục áo dài dành cho đàn ông ngày nay trong các dịp lễ trọng.

Qua đây, cũng để khẳng định: Huế là “cái nôi” và là “kinh đô” của áo dài Việt Nam - nơi còn lưu giữ các giá trị đặc trưng của áo dài truyền thống và là nguồn cảm hứng trong việc sáng tạo nhằm nâng cao giá trị của áo dài Việt Nam.

Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 2

Trình diễn áo dài trước khai mạc hội thảo.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải cho rằng, cải cách trang phục dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng đã thể hiện tư tưởng thống nhất, tự chủ về văn hóa của triều đại; tạo cơ sở quan trọng cho sự hình thành, phát triển chiếc áo dài và dần chính thức trở thành quốc phục của dân tộc Việt Nam trong lịch sử; ngày nay, áo dài trở thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.

Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 3

Áo dài nam cách tân.

Tại hội thảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở VHTT tỉnh TT-Huế, cũng đưa ra các thông tin, tư liệu khẳng định, Võ vương Nguyễn Phúc Khoát là người đã chủ trương cải cách trang phục dân gian Đàng Trong để tạo ra một diện mạo mới của vương quốc.

Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 4

Sự thướt tha của tà áo dài truyền thống tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Áo dài ra đời từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát và trở thành trang phục chính thức của cả đàn ông và nữ giới ở vùng đất Đàng Trong. Đến thời Gia Long, sau khi thống nhất đất nước, vị vua này có ý định “Phải nên một phen sửa định mới có thể đồng nhất phong tục. Nhưng sửa đổi phong tục cũng phải dần dần” (theo Đại Nam thực lục). Từ năm 1826 đến năm 1837, điều mà vua Gia Long không làm được thì chính vua Minh Mạng đã từng bước thực hiện, với tinh thần quyết liệt thay đổi trang phục trong cả nước. Từ đó, chiếc áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 5

Căn cứ sử liệu và nhiều tài liệu nghiên cứu, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa khẳng định, Huế là cái nôi áo dài của cả nước.

Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, từ thời Minh Mạng trở đi, bộ trang phục áo dài Việt Nam sản sinh ở kinh thành Phú Xuân - Huế đã dần dần thay thế các dạng trang phục cổ truyền của Đàng Ngoài, từng bước được điều chỉnh để trở thành trang phục chung cho đàn ông và đàn bà Việt Nam.

Trải qua nhiều năm thăng trầm cùng thế cuộc, từ chiếc nôi ở xứ Huế, áo dài Việt Nam trở thành một biểu tượng về bản sắc văn hóa của trang phục Việt, vừa trang trọng, vừa mang tính độc sáng, không lẫn vào đâu khi sánh vai cùng các biểu tượng văn hóa trang phục đa dạng của toàn cầu. Với riêng xứ Huế, áo dài còn mang theo một quá khứ vàng son, một kiểu cách rất riêng của vùng đất kinh kỳ.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, một lần nữa khẳng định, đây là hoạt động tri ân công lao khai sáng chiếc áo dài Việt Nam của chúa Nguyễn Phúc Khoát; đồng thời, tri ân vua Minh Mạng - người có công lớn trong việc phổ biến áo dài trở thành quốc phục của Đại Nam. Từ đó, khẳng định Huế là “chiếc nôi” của áo dài Việt Nam.

Mặt khác, theo ông Phan Ngọc Thọ, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và giao thoa văn hóa ngày càng mạnh mẽ, bên cạnh giữ gìn các nét văn hóa truyền thống, áo dài vẫn có những tiếp biến cách tân để phù hợp với thời đại. Nhưng áo dài truyền thống là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa Việt Nam; tuy nhiên, đến nay, áo dài chưa được chính thức công nhận là di sản văn hóa.

Vì vậy, người đứng đầu chính quyền tỉnh TT-Huế bày tỏ, hội thảo lần này cũng là tiền đề để xây dựng hồ sơ công nhận Áo dài truyền thống Huế là di sản văn hóa phi vật quốc gia; đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Dưới đây là những hình ảnh về các mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian. (tư liệu do Sở VHTT TT-Huế cung cấp):
Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 6  
Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 7  
Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 8  
Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 9  
Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 10  
Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 11  
Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 12  
Ảnh quý về những mẫu áo dài thời xưa, từ cung đình đến dân gian ảnh 13
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.