Cổ kính chùa cổ Bổ Đà ở Bắc Giang

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chùa Bổ Đà trầm mặc, cổ kính nằm ẩn hiện dưới những tán cây lâu năm của dãy núi Bổ Đà ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang), là điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương.

Chùa Bổ Đà gồm các hạng mục: chùa Tứ Ân, vườn tháp, am Tam Đức, chùa Cao, ao Miếu.

Tường ở lối vào và bao quanh khuôn viên chùa cùng một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối trình tường.

Tường được trình bằng loại đất sỏi son ở núi Bổ Đà, có độ cao từ 1,8m đến 3 m, chân tường dày 0,8 m, đỉnh tường dày 0,4 m. Trải qua thời gian, các bức tường đất ngả màu rêu càng làm tăng thêm vẻ cổ kính của ngôi chùa. Lối vào chùa lát đá muối có kích thước to nhỏ khác nhau.

Cổ kính chùa cổ Bổ Đà ở Bắc Giang ảnh 1

Chùa Bổ Đà nằm dưới tán cây cổ thụ

Cổ kính chùa cổ Bổ Đà ở Bắc Giang ảnh 2

Tường làm bằng đất tại chùa Bổ Đà

Cổ kính chùa cổ Bổ Đà ở Bắc Giang ảnh 3

Đường vào chùa Bổ Đà được lát đá muối

Cổ kính chùa cổ Bổ Đà ở Bắc Giang ảnh 4

Tương truyền, chùa Bổ Đà có từ thời Lý (thế kỷ XI), được tu bổ, tôn tạo lớn vào thời vua Lê Dụ Tông (1720-1729).

Khu nội tự (chùa chính Tứ Ân) do vị sư tổ họ Ngô, tự là Tính Ánh cùng người dân địa phương xây dựng vào thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786). Chùa được đặt tên là Tứ Ân với hàm nghĩa phật tử phải biết báo đáp bốn ân (ơn): ân trời đất, ân đất nước, ân thầy và ân cha mẹ.

Cổ kính chùa cổ Bổ Đà ở Bắc Giang ảnh 5
Cổ kính chùa cổ Bổ Đà ở Bắc Giang ảnh 6

Một bức tường trong chùa Bổ Đà được xây từ tiểu sành

Cổ kính chùa cổ Bổ Đà ở Bắc Giang ảnh 7

Chùa Bổ Đà cổ kính

Toàn bộ khu chùa hiện nay gồm 16 toà nhà lớn nhỏ với tổng số 92 gian, bao gồm nhà bếp, nhà tạo soạn, nhà tổ ly, nhà tổ, nhà tiền tế, nhà in kinh, nhà trai, nhà hành lang hình thước thợ, nhà pháp, nhà khách, toà tam bảo.

Am Tam Đức được xây dựng cùng thời gian với chùa Tứ Ân vào thời vua Lê Hiển Tông. Các tổ tu tại chùa đặt tên am là “Tam Đức” vì mong các tăng, ni tu hành tại đây sẽ thông tuệ được ba đức tính: Trí đức, đoạn đức và ân đức.

Tương truyền, chùa Cao được xây dựng thời nhà Lý (thế kỷ XI). Ban đầu, chùa Cao chỉ là một gian nhỏ bằng đất, lợp gianh tọa lạc trên đỉnh non cao Bổ Đà còn được biết đến với tên gọi chùa Quán Âm. Trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, chùa Cao ngày càng khang trang.

Cổ kính chùa cổ Bổ Đà ở Bắc Giang ảnh 8

Khu vườn tháp ở chùa Bổ Đà

Cổ kính chùa cổ Bổ Đà ở Bắc Giang ảnh 9

Trong chùa Bổ Đà còn có khu vườn tháp là nơi yên nghỉ của những vị tăng ni dòng thiền Lâm Tế từng tu hành tại chùa qua các thời kỳ lịch sử. Nhà chùa đã dùng đá núi, gạch chỉ và đất thó xây dựng một bức tường dài bao quanh vườn tháp, giữ cho khu vườn luôn mang vẻ u tịch sâu lắng. Vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất trong số những ngôi cổ tự ở Việt Nam.

Năm 1992, chùa Bổ Đà được xếp hạng di tích quốc gia. Năm 2016, chùa được xếp hạng di tích lịch sử-kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Tháng 3/2017, Lễ hội Bổ Đà được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.