Bộ tranh quý của thổ dân Úc lần đầu được trưng bày sau 40 năm mất tích

0:00 / 0:00
0:00
Một bức hoạ không có tên ra đời trong phong trào hội hoạ Balgo năm 1982
Một bức hoạ không có tên ra đời trong phong trào hội hoạ Balgo năm 1982
TPO - Một loạt bức hoạ được thổ dân Úc tạo nên giữa sa mạc trong giai đoạn khởi đầu của một phong trào nghệ thuật bỗng nhiên trở nên nổi tiếng khắp thế giới khi được trưng bày lần đầu tiên sau 40 năm mất tích.

Hơn 20 tác phẩm nghệ thuật của thổ dân Kukatja và Warlpiri vẽ trên gỗ giữa những bụi cỏ của vùng đất đỏ Balgo thuộc khu vực Tây Úc được trưng bày lần đầu tiên tại Bảo tàng Nam Úc từ ngày 15/10 vừa qua.

Một bức ảnh chụp năm 1982 ghi lại hình ảnh các nghệ sĩ đang đang vẽ tranh. Nhưng những bức tranh của họ biến mất trước khi kịp trưng bày, dẫn đến cuộc tìm kiếm suốt mấy chục năm.

Bộ tranh quý của thổ dân Úc lần đầu được trưng bày sau 40 năm mất tích ảnh 1

Bức ảnh chụp năm 1982 ghi lại cảnh thổ dân ở Balgo vẽ tranh trên bãi cỏ

GS John Carty, công tác tại Bảo tàng Nam Úc, cho biết những tác phẩm này đánh dấu sự khởi đầu của phong trào nghệ thuật Balgo. Phong trào này đến nay đã nổi tiếng trên toàn cầu. GS Carty dành hơn 20 năm để tìm kiếm các tác phẩm này.

Các bức hoạ tình cờ được tìm thấy vào năm 2019 trong một container ở Wyndham, cách Balgo khoảng 500 km về phía bắc, trong tình trạng bị hư hỏng do nước và nấm mốc.

Bộ tranh quý có nguy cơ biến mất một lần nữa vì 37 năm không được bảo quản tốt khiến chúng khó có thể cứu vãn.

Các chuyên gia bảo tồn đã dành 2 năm để chấm từng chấm lên các bức tranh, để cuối cùng có thể tổ chức một cuộc triển lãm.

“Đó là việc trả lại cho các tác phẩm sự vinh quang mà chưa ai từng thấy”, GS Carty nói.

Việc trưng bày các tác phẩm tại triển lãm tạo nên sự hào hứng lớn ở Balgo, nơi sinh sống của hơn 400 người thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau.

Bộ tranh quý của thổ dân Úc lần đầu được trưng bày sau 40 năm mất tích ảnh 2

Balgo là một khu vực sa mạc xa xôi của nước Úc nhưng rất giàu văn hoá

“Cuộc sống của con người đã thay đổi nhiều trong thế kỷ 20, và các bức vẽ là lời đáp với lịch sử của nước Úc. Nghệ thuật là bằng chứng, là nhân chứng lịch sử”, GS Carty nói.

Poppy Lever, một cư dân ở Balgo, cho biết ông hy vọng nhiều người sẽ thấy sức mạnh của nền văn hoá đã vượt qua những điều kiện khắc nghiệt của hiện tại và quá khứ. “Sau 40 năm, nghệ thuật hội hoạ của Balgo vẫn rất mạnh mẽ. Tôi hy vọng sẽ có một thế hệ nữa được chiêm ngưỡng sự huyền diệu của nghệ thuật Balgo”, ông nói.

Bộ tranh quý của thổ dân Úc lần đầu được trưng bày sau 40 năm mất tích ảnh 3

Một tác phẩm hội hoạ hiện đại của người Balgo



Theo abc.net
MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Thăm ngôi nhà từng đón Bác Hồ ở và làm việc được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia

Thăm ngôi nhà từng đón Bác Hồ ở và làm việc được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia

TPO - Ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An có địa chỉ tại ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội), nằm ngay bên đê sông Hồng là nơi đầu tiên tại Thủ đô đón Bác Hồ trở về từ chiến khu Việt Bắc, chuẩn bị cho Ngày Quốc Khánh 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.