Bảo tồn văn hóa các tộc người thiểu số qua hội thi trò chơi dân gian

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Các hội thi trò chơi dân gian hấp dẫn liên tiếp được tổ chức ở các huyện nhằm tạo sân chơi cho giới trẻ, bảo tồn văn hóa của các tộc người thiểu số đang sinh sống tại Lâm Đồng.
Bảo tồn văn hóa các tộc người thiểu số qua hội thi trò chơi dân gian ảnh 1

Cuộc thi giã gạo

Huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) vừa tổ chức hội thi thể thao dân gian đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS), thu hút sự tham gia của hàng trăm vận động viên các xã và thị trấn trong huyện. Các vận động viên tham gia tranh tài ở nhiều bộ môn như bắn nỏ, đẩy gậy, giã gạo, kéo co, đi cà kheo…

Ấn tượng nhất là môn thi bắn nỏ (bắn ná) với chiếc ná hình cánh cung, có dây căng ngang để tạo lực đẩy cho mũi tên nhọn hoắt, có độ sát thương cao.

Già K’Sắc cho biết, ná là vũ khí cổ xưa bất ly thân của trai tráng khắp các buôn làng Tây Nguyên. “Từ nhỏ, mình đã theo cha vào rừng chặt cây vót ná rồi tập ngắm, tập bắn. Mười mấy tuổi đã biết bắn ná săn thú, đánh đuổi kẻ thù bảo vệ buôn làng”, già K’Sắc hồi tưởng.

Bảo tồn văn hóa các tộc người thiểu số qua hội thi trò chơi dân gian ảnh 2

Ném lao bắt thú. Ảnh: Krajăn Plin

Phần thi mang tính kết nối cộng đồng cao nhất là kéo co. Đây không chỉ là cuộc đấu trí mà còn thể hiện sức mạnh, độ dẻo dai, bền bỉ của các thành viên thuộc 2 đội thi đấu đối kháng. Cuộc thi diễn ra trong tiếng reo hò náo nhiệt của đông đảo người dự khán.

Cuộc thi giã gạo thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ DTTS; gợi nhớ lối sinh hoạt xưa kia ở các buôn làng, khi chưa có máy chà và máy xát gạo. Các mẹ, các chị phải vất vả giã lúa, sàng, sảy rồi dùng rơm rạ, lá và cành cây để thổi cơm.

Theo ông K’Mák (Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đạ Huoai), hội thi không chỉ để các vận động viên thi tài mà còn tạo ra không gian văn hóa để đồng bào DTTS gặp gỡ, giao lưu; qua đó càng thấu hiểu, tự hào về văn hóa của dân tộc mình.

Tháng 9 vừa qua, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cũng tổ chức hội thi thể thao dân gian đồng bào DTTS số lần thứ I - năm 2023 thu hút hơn 250 vận động viên đến từ các xã, thị trấn trong huyện. Các vận động viên hào hứng tranh tài ở 4 bộ môn như kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy và đi cà kheo.

Sở VH-TT&DL Lâm Đồng cho biết, ngoài các hội thi trên, trong những lễ hội truyền thống của buôn làng hoặc các ngày hội văn hóa - thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số do ngành tổ chức hàng năm, cũng thường có trò chơi dân gian để tạo sức hấp dẫn, sự hứng khởi.

Chẳng hạn, Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương với phần hội là các trò chơi dân gian như bắt vịt, múa sạp, đánh cờ người, leo cột mỡ… Cuộc thi nào cũng gay cấn, sôi động, thể hiện sự gắn kết cộng đồng, mối cộng cảm, đoàn kết bền chặt trong tâm thức chung một cội nguồn của những người trẻ tuổi.

Bảo tồn văn hóa các tộc người thiểu số qua hội thi trò chơi dân gian ảnh 3

Leo cột mỡ

Hoặc tại các xã, thị trấn như Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm), An Nhơn (huyện Đạ Tẻh), Phước Cát (huyện Cát Tiên)… vào dịp đầu xuân hàng năm, người Tày lại nô nức trẩy hội lồng tồng.

Nhiều người hưởng ứng các trò chơi dân gian như bắt vịt, ném còn, đập heo đất... Hào hứng hơn cả là trò tung còn, nhất là khi ai đó ném trượt hoặc ném gần trúng vòng tròn trên cây cột cao vút. Theo quan niệm dân gian, ai ném quả còn xuyên qua vòng tròn sẽ có nhiều tài lộc, may mắn cả năm.

Sở dĩ các trò chơi dân gian ở Lâm Đồng rất phong phú vì vùng đất này thu hút hầu hết các tộc người thiểu số ở mọi miền đất nước đến sinh sống, lập nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ làm thay đổi không gian sống và môi trường sinh hoạt, vui chơi giải trí của người DTTS. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đa số bạn trẻ đam mê trò chơi điện tử trên điện thoại, máy tính nên các trò chơi dân gian đứng trước nguy cơ bị mai một.

Trước tình hình đó, ban ngành chức năng tổ chức các hội thi, ngày hội văn hóa hoặc hỗ trợ buôn làng tổ chức các lễ hội truyền thống, trong đó có các trò chơi dân gian nhằm bảo tồn nét đẹp văn hóa của các tộc người thiểu số.

“Các hoạt động này cũng nhằm giới thiệu, quảng bá tới du khách và người dân về tiềm năng, thế mạnh phát triển thể thao, du lịch và văn hóa truyền thống của cộng đồng các DTTS sinh sống tại Lâm Đồng”, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Lâm Đồng chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống

TPO - "Cần phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống. Tạo mọi điều kiện nâng cao mức thụ hưởng và tham gia hoạt động sáng tạo văn hoá của nhân dân. Kết hợp hài hoà việc bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững", Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh.
Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tại Tây Nguyên ghi nhận có trên 1.600 loại cây thuốc, riêng Đắk Nông có hơn 725 loài. Đắk Nông được xem là vùng đất tiềm năng để phát triển trồng một số cây dược liệu trên quy mô lớn. Nhiều loài cây dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi nhận phân bố ở dưới tán rừng tự nhiên thuộc khu vực các xã của huyện Đắk Glong.
Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.
Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.