Bảo tồn, phát huy 7 di sản văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức 7 chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên và Nghệ An.

Theo đó, Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với các đơn vị, các địa phương tổ chức chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể của các dân tộc.

Đó là lễ mừng cơm mới của dân tộc Tày tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; nghệ thuật khèn bè của dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái; múa chuông và múa rùa của dân tộc Dao ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ; múa trống đu của dân tộc Mường tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ; Lễ quét làng của dân tộc Phù Lá, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; nghề đan võng gai dân tộc Thổ, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc Ơ Đu, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Nội dung triển khai bao gồm khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin các loại hình văn hóa phi vật thể; đề xuất giải pháp thực hiện bảo tồn, phát huy di sản; tổ chức tập huấn, truyền dạy, trình diễn các nghi lễ; tổ chức chụp ảnh, ghi hình, dựng phim tư liệu về quá trình bảo tồn di sản; in đĩa DVD phát cho người dân nhằm phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số…

Ở mỗi chương trình, sẽ có 70-75 nghệ nhân và học viên người dân tộc thiểu số (DTTS) tham gia quá trình tập huấn.

Chương trình hướng tới nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS, đề cao vai trò năng lực chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, Người có uy tín và đồng bào DTTS vùng đồng bào DTTS và miền núi trong giai đoạn hiện nay.

Chương trình sẽ góp phần khôi phục, bảo tồn các hình thức, sản phẩm văn hóa truyền thống tốt đẹp như các làn điệu dân ca, dân vũ, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc của các dân tộc Tày, Thái, Dao, Mường, Phù Lá, Thổ, Ơ Đu ở Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên và Nghệ An.

“Hoạt động này cũng góp phần tăng cường mối đoàn kết dân tộc, đặc biệt đối với thanh niên (lớp trẻ) qua các hoạt động đa dạng như sinh hoạt văn hóa, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, truyền dạy nghề truyền thống, nghi lễ văn hóa mang đậm bản sắc mỗi dân tộc; tạo điều kiện cho cộng đồng được giao lưu, vui chơi giải trí lành mạnh từ các giá trị văn hóa truyền thống của mình,” công văn nêu rõ.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

TPO - "Hiện nay chúng ta đang phân định vùng theo trình độ phát triển, chủ yếu dựa vào tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới… nhưng thực tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, cần phải có chính sách riêng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết.
Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Lễ Thiên Chúa Giáng sinh 2022 và năm mới 2023, sáng 17/12, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Tổng Giáo phận Hà Nội và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Cùng đi có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và TP. Hà Nội.