Võ cổ truyền Bình Định được lập hồ sơ di sản văn hóa để trình lên UNESCO

0:00 / 0:00
0:00
Võ cổ truyền Bình Định thể hiện rõ tính liên hoàn, tinh tế, uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn, chỉ và thân).
Võ cổ truyền Bình Định thể hiện rõ tính liên hoàn, tinh tế, uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn, chỉ và thân).
TPO - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đồng ý để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai lập Hồ sơ di sản đối với 2 di sản văn hóa phi vật thể: Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng và Võ cổ truyền Bình Định, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Ngày 20/10, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản 7611/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc lập hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam trình UNESCO.

Cụ thể, Phó Thủ tướng đồng ý để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai lập Hồ sơ di sản đối với hai di sản văn hóa phi vật thể: Võ cổ truyền Bình Định và Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép để đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Võ cổ truyền Bình Định

Bình Định được coi là cái nôi của nền võ học cổ truyền Việt Nam và được gọi bằng cái tên thân thương là “Miền đất võ”.

Võ cổ truyền Bình Định xuất hiện từ rất sớm và thể hiện rõ nét vào thời Tây Sơn thế kỷ XVIII. Năm 2014, võ Bình Định đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Qua hàng trăm năm chọn lọc, lưu truyền và phát triển, được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác, lan tỏa từ dòng họ này sang dòng họ khác, võ Bình Định trở thành di sản văn hóa phi vật thể độc đáo gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc.

Hàng chục ngàn người trong cả nước, trên khắp thế giới đã học võ Việt, võ Bình Định và tìm thấy ở đó nhiều triết lý sống, nhiều giá trị võ thuật, văn hóa độc đáo.

Năm 2013, UBND tỉnh Bình Định đã thành lập Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định - nơi giao lưu, trao đổi về các dòng võ cổ truyền, ngôi nhà chung của các làng võ cổ truyền Bình Định, nơi bảo trợ trên 100 võ đường võ cổ truyền Bình Định.

Toàn tỉnh Bình Định hiện có hàng nghìn nghệ nhân đang nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định, thực hành và truyền dạy tại 177 võ đường, câu lạc bộ võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, nhiều võ đường võ cổ truyền Bình Định được thành lập, thực hành và truyền dạy ở nhiều nước trên thế giới.

Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng

Võ cổ truyền Bình Định được lập hồ sơ di sản văn hóa để trình lên UNESCO ảnh 1
Nghệ thuật chèo truyền thống có quá trình phát triển lâu dài từ thế kỷ thứ 10 đến nay

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của người Việt, phát triển mạnh và phổ biến ở đồng bằng sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỷ X đến nay, nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo.

Những làn điệu chèo thường sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

Chèo mang tính quần chúng và thường gắn với các lễ hội dân gian nhằm tạ ơn thần thánh phù hộ cho vụ mùa bội thu, dân làng no ấm và để những người nông dân thường ngày chân lấm tay bùn có thể giao lưu, cất lên tiếng lòng của mình.

Bên cạnh đó, cũng có những vở chèo mang tính hài hước, phê phán những thói hư, tật xấu, chống lại bất công, thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.